Các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam (Số lượng, chi tiết)
Cửa khẩu là địa điểm của Việt Nam nơi người, phương tiện, sản phẩm, tài sản xuất phát, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, qua lại biên giới. Vậy Việt Nam có bao nhiêu cửa khẩu? Hãy cùng studytienganh tìm hiểu chi tiết về số lượng và các loại cửa khẩu của Việt Nam dưới đây!
1. Việt Nam có bao nhiêu cửa khẩu
Cửa khẩu quốc tế Tân Nam
Trước tiên, chúng ta cần biết có 4 loại cửa khẩu theo quy định đó là:
+ Cửa khẩu quốc tế đường bộ
+ Cửa khẩu quốc tế đường hàng không
+ Cửa Khẩu quốc tế đường biển
+ Cửa Khẩu quốc tế bằng đường sắt
Việt Nam có 55 cửa khẩu các loại trong đó bao gồm:
- - 26 cửa khẩu quốc tế đường bộ bao gồm: Móng Cái, Hữu Nghị, Tà Lùng, Thanh Thủy, Lào Cai, Tây Trang, Chiềng Khương, Na Mèo, Mường Chanh, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, La Lay, Bờ Y, Gánh Đa, Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Dinh Bà, Thường Phước, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Hà Tiên, Bình Hiệp.
- - 9 Cửa khẩu quốc tế đường hàng không bao gồm các cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh; Nội Bài – Hà Nội; Đà Nẵng – Đà Nẵng; Cát Bi – Hải Phòng; Phú Bài – Thừa Thiên – Huế; Cam Ranh – Khánh Hòa; Trà Nóc – Cần Thơ; Phú Quốc – Kiên Giang; Vân Đồn -Quảng Ninh.
- - 18 Cửa khẩu quốc tế đường biển gồm các cảng biển như: Cái Lân / Hòn Gai – Quảng Ninh; Hải Phòng – Hải Phòng; Ninh Phúc – Ninh Bình; Cảng biển nước sâu Nghi sơn, Tĩnh Gia – Thanh Hóa; Cửa Lò – Nghệ An; Vũng Áng – Hà Tĩnh; Chân Mây – Thừa Thiên – Huế; Tiên Sa – Đà Nẵng; Kỳ Hà – Quảng Nam; Dung Quất – Quảng Ngãi; Quy Nhơn – Bình Định; Ba Ngòi – Khánh Hòa; Nha Trang – Khánh Hòa; Vũng Tàu – Bà Rịa – Vũng Tàu; Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu; Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh; Cần Thơ – Cần Thơ; An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang
- - 2 Cửa khẩu quốc tế đường sắt là: Đồng Đăng – Lạng Sơn (đi Trung Quốc và Lào Cai – Hekou (đi Trung Quốc).
2. Việt nam và lào có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Việt Nam và Lào là 2 dân tộc anh em thân thiết, luôn giúp đỡ lẫn nhau toàn diện trong mọi lĩnh vực. Về lĩnh vực phát triển của mạng lưới thương mại biên giới, có 36 chợ biên giới giữa Lào và Việt Nam. Giữa hai bên còn có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia, 18 cửa khẩu, 8 đặc khu kinh tế. Theo KPL, những thành tựu này là kết quả của tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác trên tinh thần cùng có lợi, thể hiện tình hữu nghị lịch sử, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam.
8 cặp cửa khẩu Lào và Việt Nam lần lượt là: Tây Trang (Điện Biên) - Pang Hốc (Phông Sa Lỳ); Na Mèo (Thanh Hóa) - Nậm Sôi (Hủa Phăn); Nậm Cắn (Nghệ An) - Nậm Cắn (Xiêng Khoảng); Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nậm Phao (Bo Ly Khăm Xay); Cha Lo (Quảng Bình) - Na Phậu (Khăm Muồn); Lao Bảo (Quảng Trị) - Đen Sạ Vẳn (Sạ Vẳn Nạ Khệt); La Lay (Quảng Trị) - La Lay (Sả Lạ Văn); Bờ Y (Kon Tum) - Phu Cưa (Ắt Tạ Pư).
3. Việt Nam có bao nhiêu cửa khẩu với Trung Quốc
Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy
Trên toàn tuyến biên giới đất liền dài 1449,566 km của Việt Nam và Trung Quốc, ta đã mở 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu song phương, 21 cửa khẩu phụ, 37 lối mở biên giới.
Các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ nối giữ Việt Nam Trung Quốc được sắp xếp theo thứ tự các tỉnh giáp biên là:
+ Điện Biên: cửa khẩu A Pa Chải
+ Lai Châu: cửa khẩu Ma Lù Thàng; U Ma Tu Khoòng
+ Lào Cai: cửa khẩu Mường Khương; Lào Cai; Bản Vược
+ Hà Giang: cửa khẩu Săm Pun; Phó Bảng; Thanh Thủy; Xín Mần
+ Cao Bằng: cửa khẩu Tà Lùng; Bí Hà; Lý Vạn; Pò Peo; Trà Lĩnh; Sóc Giang
+ Lạng Sơn: cửa khẩu Hữu Nghị; Đồng Đăng; Chi Ma; Bình Nghi; Cốc Nam; Pò Nhùng; Co Sâu; Bản Chắt; Na Hình
+ Quảng Ninh: cửa khẩu Móng Cái; Hoành Mô; Bắc Phong Sinh
Trên đây là số lượng và tên gọi chi tiết các cửa khẩu trả lời cho câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu cửa khẩu. Đừng quên theo dõi studytienganh để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết mới nhất của studytienganh!