[Soạn văn 11] Bài Đây Thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử ) Ngắn và chi tiết nhất

Đây Thôn Vĩ Dạ được biết đến là một bài thơ bất hủ của nhà thơ Hàn Mặc Tử và nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11.

Bài viết hôm nay, studytienganh sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài phân thíc đây thôn vĩ dạ ngắn gọn và chi tiết nhất!

1. Tác giả tác phẩm

 

Hàn Mặc Tử là một tên tuổi lớn trong làng thơ văn Việt Nam thế kỷ XX, Ông sinh năm 1912, mất năm 1940, tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Sinh ra tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới ( tỉnh Quảng Bình ngày nay). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên chức theo đạo Thiên Chúa.

 

soạn bài đây thôn vĩ dạ

Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

 

Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới. Tuy nhiên cuộc đời ông lại vận lắm thăng trầm và nhiều bi thương. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ..

 

soạn bài đây thôn vĩ dạ

 Hình ảnh thôn Vĩ bên bờ sông Hương lúc sớm mai

 

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Được Hàn Mặc Tử sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Điên - sau này đổi tên thành Đau thương. Bài thơ được lấy cảm hứng từ chính mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái Huế ở thôn Vĩ Dạ.

 

2. Bố cục

 

Bài thơ được chia thành bố cục 3 phần tương ứng với 3 khổ thơ:

 

  • Phần 1 (Khổ 1) : khung cảnh thôn Vĩ Dạ vào buổi bình minh với tình người tha thiết

  •  

  • Phần 2 (Khổ 2) : khung cảnh thôn Vĩ Dạ cùng với dòng sông trăng tựa như niềm đau lẻ loi, chia lìa.

  •  

  • Phần 3 (Khổ 3): Thể hiện nét đẹp mộng mơ, huyền ảo của xứ Huế và nỗi niềm của tác giả.

  •  

3.Trả lời câu hỏi SGK

 

Câu 1. Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu  (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 tập 2)

 

Phong cảnh nên thơ và xúc cảm của tác giả trong khổ thơ đầu : Mở đầu của bài thơ là câu hỏi tu từ Sao anh không về chơi thôn Vĩ, nghe như lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái mà cũng như là lời mời gọi tha thiết của cô gái Huế gửi đến nhà thơ.

 

  • Miêu tả khung cảnh thôn Vĩ: 

  •  

  • Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
  •  
  • Nhấn mạnh ánh nắng của buổi sớm bình minh bằng việc sử dụng điệp từ nắng

  •  

  • Câu thơ gợi lên hình ảnh ánh nắng trong trẻo và tinh khôi buổi sớm mai ở chốn làng quê.

  •  

 

 

  • Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
  •  
  • Vườn ai : đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất đinh trong tâm hồn nhà thơ

  •  

  • Mướt quá: miêu tả một cách sinh động hình ảnh tươi non, đậm sức sống của khu vườn ở thôn Vĩ.

  •  

  • Xanh như ngọc: Nghệ thuật so sánh khi diễn tả sự xanh mướt của vườn quê khi được ánh nắng ban mai chiếu rọi biến thành màu xanh tuyệt đẹp làm rực rỡ cho cả một miền quê

  •  

  • ⇒ Khắc họa cảnh vật buổi sớm mai nơi Vĩ Dạ đầy nét đẹp của thiên nhiên, thơ mộng, yên bình nhưng cũng căng đầy sức sống.

 

 

  • Hình ảnh con người ở Thôn Vĩ:

  •  

  • Lá trúc che ngang mặt chữ điền:
  •  
  • Mặt chữ điền: đó là biểu tượng của nét đẹp trung hậu, trung thực, ngay chính và rắn rỏi. Được xem là khuôn mặt đẹp tiêu chuẩn của người đàn ông.

  •  

  • Lá trúc che ngang: Hình ảnh chiếc là trúc mỏng manh tượng trưng cho hình ảnh người con gái Huế dịu dàng, kín đáo và duyên dáng

  • ⇒ Câu thơ sử dụng cảnh vật tự nhiên để phản ánh sự hài hòa giữa người với người cũng như con người với thiên nhiên một cách nhẹ nhàng và sâu lắng.

 

Bốn câu thơ gợi nên bức tranh thiên nhiên đậm chất thơ, cùng hình ảnh con người dịu dàng. kín đáo. Qua đó thể hiện đầy đủ tình cảm mà tác giả dành cho thiên nhiên, con người nơi đây. Cũng như ẩn chứa những niềm day dứt của nhà thơ về nơi có người con gái mà tác giả thầm thương.

 

Câu 2. Hình ảnh, gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì? ( Trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

khung cảnh thôn Vĩ Dạ cùng với dòng sông trăng tựa như niềm đau lẻ loi, chia lìa ở trong khổ thơ thứ hai:

 

  • gió theo lối gió mây đường mây :cách ngắt nhịp ¾ gợi tả một cảm giác chia lìa rời xa đầy tính nghịch cảnh, số phận đẩy đưa.

  •  

  • Dòng nước buồn thiu: Nhân hóa dòng sông để tác giả gửi nỗi buồn của chính mình và chính dòng sông.

  •  

  • Hoa bắp lay: Nỗi buồn hiu hắt, trống vắng được khắc họa bằng việc miêu tả sự chuyển động rất nhẹ, rất “lay”.

  •  

  • ⇒ Cảnh vật đã được nội tâm hóa bằng chính những chất chứa trong lòng , của Hàn Mặc Tử.
  •  
  • Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
  •  
  • Gợi lên hình ảnh ánh trăng sáng vằng vặc rọi xuống dòng sông. Hình ảnh con thuyền vốn là hình ảnh thực tế lại được nhà thơ biến thành một hình ảnh mộng mị, như thể gợi về một nơi nào đó trong mơ.

  •  

  • Đại từ phiếm ai phác họa những day dứt chưa có câu trả lời trong lòng tác giả, phản ánh một sự mơ hồ, đầy ảo mộng.

  •  

  • Có trở trăng về kịp tối nay
  •  
  • Là một câu hỏi tu từ, gợi mở cảm giác khắc khoải, bồn chồn trong lòng Hàn Mặc Tử. Khiến cho người đọc, người nghe hình dung nên cái gì đó ngắn ngủi, lo sợ điều gì đó mau kết thúc.

  •  

  • ⇒ khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương vừa đẹp một cách nên thơ, kỳ ảo vừa gửi vào đó nỗi khắc khoải bồn chồn, cô đơn của Hàn Mặc Tử.

 

Câu 3. Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hoài nghi trong câu thơ” Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? vì sao?(Trang 39 sgk Ngữ văn 11 tập 2)

Thể hiện nét đẹp mộng mơ, huyền ảo của xứ Huế và nỗi niềm của tác giả.

 

  • Điệp ngữ khách đường xa nhấn mạnh nỗi niềm xót xa, là lời tâm sự của tác giả.

  •  

  • Hàn Mặc Tử tự nhủ lời mời của cô gái thôn Vĩ có lẽ chỉ là lời mời cho người khách xa xôi. Càng tha thiết nghĩ lại càng cảm thấy thôn Vĩ xa vời, khó chạm đến.

  •  

  • Điệp ngữ “ khách đường xa “ phản ánh khoảng cách bên trong tâm tưởng của tác giả, khoảng cách giữa hai thế giới.

  •  

  • Những từ xa, trắng quá, sương khói, mờ, ảnh… vừa làm nổi bật lên cái sự mờ ảo của làng quê bên sông Hương, vừa nói lên cảm giác khó nắm bắt, khó miêu tả chính tâm tư chính mình của tác giả. Câu thơ cuối với đại từ phiếm chỉ ai gợi ra chút hoài nghi, khắc họa thêm rõ tâm trạng nhà thơ.

  •  

  • ⇒ Những câu thơ trong khổ thơ thứ 3 dạt dào những tình cảm tha thiết, chan chứa của Hàn Mặc Tử nhưng cũng hiện lên nỗi xót xa, cô đơn, trống vắng ở nơi ông.
  •  
  • Sự hoài nghi trong câu thơ cuối:

  •  

  • Câu thơ cuối như mang chút hoài nghi mà vẫn chứa chan niềm thiết tha với cuộc đời, với một tình yêu sâu thẳm. Bởi cuộc đời vẫn đẹp là thế, thiên nhiên thôn Vĩ vẫn luôn tinh khôi, tràn trề sức sống là thế và con người nơi đây cũng thân thuộc, đẹp đã là

 

Câu 4. Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của nhà thơ (Trang 39 sgk Ngữ văn 11 tập 2)

  • Tứ thơ: Tứ thơ trong bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp nơi thôn Vĩ bên sông Hương, gợi lên những hình dung vừa thực vừa ảo về cảnh và con người xứ Huế.

  • Bút pháp: kết hợp một cách hài hòa giữa tả thực và tượng trưng, lãng mạn và trữ tình.

 

4. Trả lời câu hỏi luyện tập

 

Câu 1. Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả (trang 40 sgk Ngữ văn 11 tập 2)

Trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã sử dụng 3 câu hỏi tu từ trong 3 khổ thơ:

  • Khổ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

  •  

  • Khổ 2: Có trở trăng về kịp tối nay?

  •  

  • Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?

  •  

Những câu hỏi trên không nhằm đến một câu trả lời nào mà chỉ là cách mà tác giả tỏ bày nỗi niềm tâm trạng của bản thân

 

Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho anh(chị) cảm nghĩ gì? ( Trang 40 sgk Ngữ Văn 11 tập 2)

Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được Hàn Mặc Tử viết trong hoàn cảnh ông đang bị bệnh tật đày đọa, cái chết đã xuất hiện trong tâm trí ông, cảm giác phải kết thúc cuộc đời khiến ông nảy sinh những hoài cảm về cuộc đời, về con người và tình yêu. Trong ông khởi lên khao khát yêu người, trân trọng cuộc đời.

 

Câu 3. Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc (trang 40 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

 

- Bài thơ này làm hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế qua đó cho thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước, với con người xứ Huế đoan trang, dịu dàng.

 

- Bài thơ còn chính là tiếng lòng của tác giả - một người tài hoa đang trong một hoàn cảnh cận kề với cái chết nhưng vẫn luôn khao khát yêu đời, yêu người. Đó là thứ tình cảm chân thành mà sâu sắc của Hàn Mặc Tử đã khiến cho bài thơ tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm trí bạn đọc.

 

 

Bài viết trên studytienganh hy vọng đã giúp đỡ các bạn trong việc soạn bài đây thôn Vĩ Dạ một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Studytienganh luôn đồng hành bên bạn! Chúc các bạn học tốt!

 

 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !