Văn mẫu cảm nhận đây thôn vĩ dạ hay nhất
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm gây ấn tượng. Đặc biệt trong đó phải kể đến “Đây thông vĩ dạ” - Những áng thơ làm nên tên tuổi trong lòng nhiều thế hệ Việt. Vậy hãy cùng studytienganh cảm nhận đây thôn vĩ dạ dưới bài viết này nhé!
1.Dàn ý cảm nhận bài thơ đây thôn vĩ dạ
Trước khi viết một bài cảm nhận phân tích về bất kỳ một tác phẩm nào cũng cần vạch ra những ý chính để có thể bao quát đầy đủ nhất. Một ví dụ về dàn ý cảm nhận bài thơ đây thôn vĩ dạ bạn có thể tham khảo nhé!
Dàn ý cảm nhận đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về bài thơ và tác giả Hàn Mạc Tử
2. Thân bài: Phân tích theo khổ thơ
* Khổ thơ đầu:
Nội dung chính: Là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên thôn Vĩ dạ cũng như mong ước gắn bó với con người nơi đây của tác giả.
- Nói về phong cảnh và con người thôn Vĩ Dạ: Với câu hỏi mở đầu đầy ấn tượng và tò mò
- Hình ảnh “nắng hàng cau” đặc trưng của địa phương
- Hình ảnh “vườn ai … “ trong tâm trí của nhà thơ
- Hình ảnh “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”: chỉ con người ở đây e ấp đặc trưn
* Khổ thứ hai:
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ có những chuyển động mang màu sắc buồn đầy ẩn chứa, tiếc nuối và chia ly.
Đây cũng là cách bộc lộ tâm tư của tác giả khi đang trải qua giai đoạn bênh tật với nhiều khao khát.
* Khổ thứ ba:
Khổ thơ đẩy lên cao trào thể hiện cảm xúc của tác giả trong từng câu chữ.
-Câu thơ đầu không có chủ ngữ với dụng ý ám chỉ chính mình là khách đường xa đến thăm thôn vĩ.
-Bức tranh Vĩ Dạ với hình ảnh “em” trong tà áo dài trắng mờ nhạt như chính tình người, tác giả đang cảm thấy hụt hẫng, cô đơn.
-Kết thúc trọn vẹn như cách mở đầu bằng một câu hỏi để lại trong lòng người đọc nhiều tự vấn, nhiều suy ngẫm.
3. Kết bài:
-Bài thơ là cách thể hiện hình ảnh thiên nhiên xứ Huế nên thơ
-Thể hiện tâm trạng gắn mình trong hình ảnh xung quanh của tác giả
2.Một số bài văn gợi ý nên tham khảo
Cảm nhận đây thôn vĩ dạ với nhiều ý mở thú vị mà mỗi người phân tích đều có thể có những quan điểm khác nhau. Mỗi bài viết sẽ cho bạn có thêm nhiều quan điểm khác nhau, vậy nên cùng xem gợi ý từ studytienganh.
Vẻ đẹp đêm trăng thơ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là một hồn thơ đầy sáng tạo và mãnh liệt với phong cách tự nhiên đầy ấn tượng. Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên được ông viết với nhiều cảm xúc khi nhận được bức ảnh thiên nhiên xứ Huế của người con gái tên là Hoàng Cúc.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Mở đầu bài viết bằng một câu tự vấn chính mình như khao khát được về chơi về thăm thôn Vĩ. Nơi đó có gì mà phải trách cứ khi không được về thăm, hay có lý do bất khả nào khiến bản thân không thể trở về.
Thôn vĩ hiện lên tươi đẹp và đầy sức sống với ánh nắng, hàng cau, vườn ra hết đỗi thân thuộc:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Không chỉ có thiên nhiên, con người cũng hiện lên đầy nhung nhớ nhưng cũng đầy bí ẩn, mờ ảo
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Thiên nhiên kết hợp với hình ảnh con người tạo nên sự gắn bó, nét đẹp hài hòa. Khuôn mặt phúc hậu hiền lành của con người xứ Huế càng gây nhung nhớ với sự chia cách, che chắn của lá trúc.
Đi xa hơn trong khung cảnh xứ Huế là bầu trời, mây trôi, sông ngòi,... đặc trưng. Những hình ảnh êm đềm ấy tạo nên sự mộng mơ thương hiệu mà ai đi xa cũng nhớ về. Những phảng phất trong những vần thơ đẹp ấy là những nỗi buồn của tác giả khi phải xa cách nơi đây và không hẹn ngày trở về.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Ý thơ miêu tả sự chia cắt của thiên nhiên nhưng thực ra là nỗi lòng của người thi sĩ và hoàn cảnh xa rời của chính ông vậy. Bởi vậy người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, đến cả dòng nước cũng buồn thiu màu ảm đạm.
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh thuyền bến và trăng luôn là bức tranh đẹp nhưng mang màu sắc trầm lặng. Lại một câu hỏi nữa nhưng là mượn hình ảnh thiên nhiên để giải bày lòng mình, nhà thơ đang muốn được sẻ chia được quan tâm. Ý thơ tuy buồn nhưng vẫn còn thể hiện sự hy vọng khao khát “liệu có kịp” dù nhỏ nhoi và mơ hồ.
Tiếp tục nối mạch thơ trên, Những mường tượng không có thực lại hiện ra trong đầu với hình ảnh người con gái Huế nhẹ nhàng trong tà áo dài. Những những hình ảnh ấy thực chất chỉ còn là nỗi nhớ, tiềm thức còn còn đọng lại trong trí nhớ của mình. Những câu thơ thể hiện sự hụt hẫng và mong chờ đến điên dại, sự mông lung bất định trong cuộc sống, trong tình cảm của Hàn Mạc Tử.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Bài thơ khép lại nhưng lại mở ra một bức tranh thiên nhiêu xứ Huế đẹp nao lòng người. Để nhiều thế hệ có thể suy ngẫm về những cảm xúc và nội tâm của con người đa tài nhưng hoàn cảnh trớ trêu. Sự thể hiện tinh tế và độc đáo của nhà thơ chính là sức hút lớn nhất khi cảm nhận đây thôn vĩ dạ.
Những gợi ý trên đây của studytienganh hy vọng đem đến nhiều góc nhìn thú vị để bạn đọc có thể tham khảo và cảm nhận trọn vẹn những áng thơ khi cảm nhận đây thôn vĩ dạ của Hàn Mạc Tử.