Các tỉnh miền Tây, bao nhiêu tỉnh thuộc khu vực miền Tây
Các bạn thường nghe câu “ Việt Nam có ba miền đất nước là Bắc - Trung - Nam”, vậy bạn chắc hẳn cũng đã phải nghe đến câu nói “ miền Tây sông nước”. Vậy bạn có biết miền Tây là miền nào và có bao nhiêu tỉnh thành hay không? Muốn biết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Studytienganh.vn để biết miền Tây có bao nhiêu tỉnh nhé!
1. Miền tây có bao nhiêu tỉnh và danh sách
Thực tế, miền Tây là tên gọi chỉ miền Tây Nam Bộ thuộc Nam Bộ. Đây là một trong hai phần của Nam Bộ, phần còn lại được gọi là Đông Nam Bộ.
Miền Tây hay còn được biết đến với những cái tên như Đồng bằng Sông Cửu Long hay vùng Tây Nam Bộ.
Miền Tây bao gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố đó là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau và thành phố trực thuộc trung ương đó là thành phố Cần Thơ.
( Hình ảnh bản đồ khu vực miền Tây )
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam đó là 40.548,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người.
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông và có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Các điểm cực của đồng bằng sông Cửu Long trên đất liền gồm điểm cực Tây ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang; cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng thuộc tỉnh Long An; cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam nằm ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu hay quần đảo Hòn Khoai.
Khu vực miền Tây gồm ba tiểu vùng đó là vùng cao, phía tây và phía đông. Khu vực vùng cao ở phía tây gồm các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang còn phần phía đông là có tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang cũng là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên.
Vùng thấp ở duyên hải phía đông gồm các tỉnh là Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phía đông là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần ven biển Kiên Giang. Khu vực vùng thấp cũng là vùng thường bị mặn xâm nhập vào mùa khô.
2. Miền tây có thành phố trực thuộc trung ương không ?
Cả nước ta có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó khu vực miền Tây có 1 thành phố trực thuộc trung ương, đó là thành phố Cần Thơ. Cần Thơ hiện đang là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội - y tế - giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Hải Phòng. Cần Thơ là thành phố lớn thứ 4 cả nước về diện tích, dân số và quy mô kinh tế sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
( Hình ảnh miền tây sông nước hữu tình )
Cần Thơ có vị trí nằm ở vùng hạ lưu của sông Mekong và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, đây là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ nằm cách Hà Nội khoảng 1.877 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách biển Đông 75 km theo đường nam sông Hậu , Cần Thơ có tọa độ địa lý là 105°13’38" – 105°50’35" kinh độ đông và 9°55’08" – 10°19’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60km dọc bờ Tây sông Hậu,
Thành phố Cần Thơ nằm bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong khu vực miền Tây Nam Bộ. Vào năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là thành phố Trấn Giang. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính, sau này nó đã có tên là thành phố Cần Thơ.
Cần Thơ được coi là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của khu vực miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, hiện nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về vị trí địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng nhất Cần Thơ phải kể đến Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng đây như một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ.
Trên đây là những thông tin về miền Tây có bao nhiêu tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ở miền Tây. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về miền Tây của Studytienganh.vn cùng chúng mình nhé!