Hầu đồng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của hầu đồng
Hầu đồng là một trong những văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ lâu đời, với mục đích hướng tới cuộc sống thực tại, mong ước một cuộc sống hạnh phúc, may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, vẫn có không ít người chưa hiểu hết về hầu đồng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của hầu đồng? Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1.Hầu đồng là gì?
Theo Wikipedia, hầu đồng còn được gọi với cái tên khác là nhảy đồng, hầu bóng, đó là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc hiện nay.
Theo Ban tôn giáo Chính phủ, hầu đồng được định nghĩa là một hoạt động tín ngưỡng có tính thiêng rất cao, một hiện tượng tâm linh ẩn chứa nhiều điều “huyền bí” mà ít ai biết.
Định nghĩa hầu đồng là gì?
Theo quan niệm và thực tế, bản chất của việc hầu đồng là các vị thánh thần sẽ nhập vào người hầu đồng để phán truyền, chữa bệnh hay ban phúc lộc, tài lộc cho người cầu... Lúc này, người hầu đồng được xem là hiện thân của các thánh thần đã nhập vào người họ. Đó là một nghi lễ trang trọng, mang nét tâm linh nhằm kết nối giữa con người và thánh thần
2.Nguồn gốc và ý nghĩa của hầu đồng
Hầu đồng được biết đến là một phần tín ngưỡng của thờ Mẫu có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu tượng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, hướng tới cuộc sống và niềm tin thực tại với ước mong về sức khỏe, tài lộc, an khang, may mắn của con người.
Hầu đồng thực chất là một hành trình để tìm kiếm tâm linh và tìm kiếm chiếc gương phản chiếu chiếu chính bản thân mình hoàn thiện hơn. Hãy dùng tấm gương phản chiếu đó để soi bản chất của con người, tìm ra lỗi sai và khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc phải gặp. Hay nói cách khác, hầu đồng như mở cánh cửa tìm kiếm đúng về bản chất con người sâu bên trong mình.
Hầu đồng có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của hầu đồng
Hầu đồng không có nghĩa là diễn xướng một cách đơn thuần, mà đó là cả một quá trình chuyển hóa cái tâm của mình từ cuộc sống không có nhận thức về cái đúng, cái sai thành trí tuệ, thành thánh đức để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học hỏi theo chư Thánh, khám phá Đạo cơ. Điều này, không những giúp cuộc sống đời thường được chuyển hóa mà còn mang đến hạnh phúc cho bản thân, cho người xung quanh, cho tâm thanh thản, an lạc.
3.Những đối tượng có thể hầu đồng
Hầu hết, những người hầu đồng đều do hoàn cảnh bản thân thúc ép hoặc do di truyền từ gia tộc hay bản tính đã có căn đồng. Những người có căn chưa ra hầu đồng rất dễ bệnh tật, ốm đau, hay dân gian thường gọi đó là thứ bệnh “âm”, chạy chữa bằng thuốc thang không khỏi, làm ăn, kinh doanh thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, thế nhưng khi ra hầu đồng thì sức khỏe hồi phục nhanh chóng, làm ăn dễ dàng và gặp may mắn.
Một khi đã tiến hành hầu đồng rồi thì hàng năm những người này phải thực hiện nghi lễ lên đồng. Thông thường hoạt động này sẽ được tổ chức vào các dịp đặc biệt như lịch tiết, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hầu đồng là gì rồi đúng không? Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn, đồng thời giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn để hiểu hơn về hầu đồng.