Thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất: Khái niệm, ý nghĩa, phẩm chất của người đàn ông

Thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất là một câu thành ngữ rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được khái niệm, hàm nghĩa của câu thành ngữ này. Ở bài dưới, Studytienganh sẽ giải thích cặn kẽ về câu thành ngữ ấy cũng như đưa đến 10 phẩm chất đáng quý của một người đàn ông xưa ““đầu đội trời, chân đạp đất”

1. Khái niệm, ý nghĩa của câu thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất

Thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất: Sự hiên ngang, khí phách vững vàng, không khi nào chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào.

 

Có thể bạn đã biết, thành ngữ là một tập hợp những từ cố định, có tính quen dùng nhưng khi viết chúng lại thành một câu thì sẽ không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Cũng có thể nói rằng, những câu thành ngữ sẽ được hiểu phần nhiều là theo nghĩa bóng thay vì nghĩa đen của nó.

 

Ở trong câu thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất cũng vậy; chúng ta không thể hiểu theo nghĩa 1 con người có thể đội được trời, chân thì đạp đất. Mà ở đây, chúng ta phải hiểu theo nghĩa xa hơn, thông qua hành động được diễn tả trong câu. Cụ thể, câu thành ngữ này được hiểu là khí phách vững vàng, vô cùng hiên ngang và không khi nào chịu khuất phục trước bất cứ một thế lực nào.

 

thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất

Bạn đã hiểu rõ được khái niệm, định nghĩa của câu thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất chưa?

 

2. 10 phẩm chất đáng quý của người đàn ông xưa - Đầu đội trời, chân đạp đất

Thời xưa, “đầu đội trời, chân đạp đất” hay “đại trượng phu” là những hình mẫu mà một người đàn ông theo đuổi, hướng đến. Họ cho rằng, một người đàn ông bề ngoài có thể không đẹp xuất thần nhưng phải có sức hút từ bên trong, phải là một con người chững trạng, thái độ chuẩn mức, có khí phách.

 

Một người đàn ông, “đầu đội trời, chân đạp đất” thường sẽ sở hữu 10 phẩm chất đáng quý dưới đây:

  • Một là, mạnh mẽ, cứng rắn. Người đàn ông phải luôn gọn gàng, nhất định không được lả lướt, nhu nhược, ẻo lả.

  •  
  • Hai là, kiên nghị. Một người luôn có đầy đủ nghị lực, quyết tâm trong mọi công việc. Sở hữu một cái tâm kiên nghị giúp cho người đàn ông có thể vực dậy trước nghịch cảnh và tiến xa hơn.

  •  
  • Ba là, quyết đoán. Có tinh thần quyết đoán trong công việc và không tùy tiện làm việc theo cảm xúc, không tùy tiện hành xử.

  •  
  • Bốn là, khoan dung đại lượng. Tấm lòng của người đàn ông rất được quan tâm, người “đầu đội trời, chân đạp đất” nhất định phải có tấm lòng bao dung, đại lượng, quảng đại bao nhiêu thì người đời tôn kính bấy nhiêu.

  •  
  • Năm là, trầm ổn. Người đàn ông cần có tình trầm, sự điềm tĩnh trong mọi việc và sự ổn định.

  •  
  • Sáu là, có ý thức trách nhiệm. Trách nhiệm luôn là yếu tố được đề cao, dù với ai, làm gì, làm như thế nào luôn phải suy xét về sự trách nhiệm của mình.

  •  
  • Bảy là, có nguyên tắc. Nguyên tắc sống và làm việc không vì danh lợi, cám dỗ trước nhiều sự, từ tiền tài đến tính cảm.  

  •  
  • Tám là, có chừng mực. Người xưa rất coi trọng sự cân bằng và hành xử có chừng mực, vì thế nó cũng là phẩm chất đáng quý của người đàn ông “đầu đội trời, chân đạp đất”.

  •  
  • Chín là, có lương tri. Người đàn ông xưa cần phải có đủ tài, trí lực, đủ sức để phán đoán, có lương tri và tinh thần trượng nghĩa.

  •  
  • Mười là, thành tín. Lời hứa là không thể tùy tiện mà nói đây cũng là phẩm chất của một người đàn ông trưởng thành, đạo đức tốt.

 

thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất

Đâu là những phẩm chất đáng quý của một người đàn ông đầu đội trời, chân đạp đất?

 

3. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về câu thành ngữ đầu đội trời, chân đạp đất. Qua đó là những khái niệm, hàm nghĩa sâu sắc của câu thành ngữ này. Đồng thời bài viết còn cung cấp thông tin về 10 phẩm chất vô cùng đáng quý của người đàn ông xưa - Đầu đội trời, chân đạp đất.

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !