Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Bạn có biết xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào chưa? Có lẽ thuật ngữ toàn cầu hóa không còn xa lạ đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, vậy nó bắt đầu từ đâu và xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về những thông tin liên quan về xu thế toàn cầu hóa nhé.
1. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Câu hỏi: Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của
sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế
Quá trình thống nhất thị trường thế giới
sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
Đáp án D
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20, được thể hiện rõ nét hơn từ khi Chiến tranh lạnh bắt đầu kết thúc. Do đó xét về bản chất, xu hướng toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, hay những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, đồng thời cũng phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
(Xu thế toàn cầu hóa)
2. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa đó là:
- Thứ nhất là sự phát triển của thương mại quốc tế. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945 đến cuối những năm 90 của thế kỷ 20, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng lên 12 lần. Do đó, sự phát triển của thương mại quốc tế là sự biểu hiện rõ nét về mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau hay tính quốc tế của nền kinh tế các quốc gia, các khu vực, các dân tộc trên thế giới.
- Thứ hai là sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia. Có khoảng 500 công ty xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng số sản phẩm trên thế giới và giá trị trao đổi của các công ty này có thể tương đương tới ¾ giá trị thương mại toàn cầu tính tới thời điểm hiện tại theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hợp quốc,
- Thứ ba là sự phát triển mạnh mẽ của việc sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn (biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực khoa học) sau đó là đến các công ty đa ngành, đa nghề, … nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Thứ tư là sự ra đời của các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế. Các tổ chức đó có thể là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (MF), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), …Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
3. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
- Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa đó là toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vượt bậc, làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế một cách rõ nét theo hướng tích cực, tất cả những tác động này làm đòi hỏi phải có sự cải cách nền kinh tế sâu và rộng để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
- Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa đó là làm gia tăng sự bất công trong xã hội, làm phân hóa mối quan hệ giàu nghèo một cách rõ rệt trong nội bộ từng quốc gia và có thể là bao trùm giữa các quốc gia trên thế giới, đời sống con người kém an toàn hơn, bởi dễ dàng bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị, hay tác động xấu của nền kinh tế, có nguy cơ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên đây là những chia sẻ của mình về câu hỏi xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình.