Góc Văn Học: Các phép liên kết trong văn bản
Các phép liên kết trong văn bản bao gồm những phép nào? Trong mỗi phép liên kết, sẽ còn được phân loại ra sao? Ở bài viết dưới, Studytienanh sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này của bạn về các phép liên kết.
1. Phép lặp
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau thì phép lặp còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
-
Lặp ngữ âm: hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
-
Lặp từ ngữ: được hiểu là nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
-
Lặp cú pháp: được hiểu là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết
Góc Văn Học: Có bao nhiêu phép liên kết trong văn bản
Ví dụ: Xác định phép lặp trong đoạn dưới đây:
-
Ðòn gánh / có mấu
-
Củ ấu / có sừng
-
Bánh chưng / có lá
-
Con cá / có vây
-
Ông thầy / có sách
-
Ðào ngạch / có dao
-
Thợ rào / có búa...
→ Đáp án: Lặp ngữ âm
2. Phép thế
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
-
Phép thế đồng nghĩa bao gồm việc sử dụng từ đồng nghĩa, cách nói khác đi (nói vòng), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
-
Phép thế đại từ là sử dụng những đại từ (nhân xưng, chỉ định, phiếm định) để thay cho một câu, một từ ngữ, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Sử dụng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà chúng còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
Ví dụ: Câu sau đây thuộc phép thế nào: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta (Hồ Chí Minh)”
→ Đáp án: Thế đại từ
3. Phép nghịch đối
Phép nghịch đối được hiểu là khi sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Có 4 phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối bao gồm:
-
Từ trái nghĩa
-
Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
-
Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
-
Từ ngữ dùng ước lệ
Ví dụ: Câu sau đây thuộc phép nghịch đối nào: “Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ.”?
→ Đáp án: Dùng từ trái nghĩa
Bạn đã “nằm lòng” phép nghịch đối bao gồm những phương tiện nào chưa?
4. Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là cách dùng các từ ngữ chỉ sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm thông qua đó tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng được phân thành: liên tưởng cùng chất (theo quan hệ bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng về số lượng) và liên tưởng khác chất (theo công dụng - chức năng của vật, theo quan hệ định vị giữa các sự vật).
Ví dụ: Đoạn thơ dưới đây của Trần Đăng Khoa thuộc loại liên tưởng nào?
-
Hà Nội có Hồ Gươm
-
Nước xanh như pha mực
-
Bên hồ ngọn Tháp Bút
-
Viết thơ lên trời cao
→Đáp án: Liên tưởng khác chất
5. Phép nối
Phép nối là cách sử dụng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau và chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu).
Phép nối có thể được phân loại theo 4 phương tiện khác nhau
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
-
Kết từ: là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp; một số kết từ như: và, với, thì, mà còn, nhưng, tuy , nếu, cho nên,... Chúng cũng được sử dụng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
-
Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ; một số ví dụ kết ngữ như nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, tuy vậy,... hoặc nhìn chung, tiếp theo, một là, tóm lại, ngược lại,...
-
Trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ, chúng được sử dụng để làm phương tiện liên kết, nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cả, cũng, lại, khác…
-
Quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
Ví dụ: Câu sau đây của Nam Cao thuộc phép nối nào “Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười”?
→ Đáp án: Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ
6. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về các phép liên kết. Qua đó là những cắt nghĩa và ví dụ chi tiết về 5 phép gồm phép lặp, phép thế, nghịch đối, liên tưởng và phép nối.