soạn bài trao duyên và trả lời câu hỏi đầy đủ nhất
Trong bài viết bên dưới mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách thức soạn bài trao duyên một cách chi tiết, đầy đủ nhất.
1. Soạn bài trao duyên
I. Tác giả
- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
*Cuộc đời:
- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quanh đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.
- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.
- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
*Sự nghiệp văn học:
- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
II. Tác phẩm
a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.
b. Thể loại: Truyện thơ Nôm.
c. Thể thơ: Lục bát.
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
e. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề đoạn trích do người biên soạn SGK là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, Trao duyên, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
f. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.
g. Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
h. Giá trị nghệ thuật: Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
2. Trả lời câu hỏi
Câu 1 soạn văn Trao duyên (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Ý nghĩa của việc Kiều nhắc lại các kỉ niệm tình yêu :
- Kiều sống trong kí ức đẹp, càng xót xa, đau đớn phải mang những kỉ vật chia sẻ.
- Kiều nói với Vân mà như nói với chính mình. Nhắc lại kỉ niệm tình yêu cho thấy sức sống mãnh liệt của tình yêu, Kiều trao cho Vân kỷ vật nhưng không thể trao kỷ niệm tình yêu.
soạn bài trao duyên
Câu 2 soạn văn bài Trao duyên n(trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
- Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết : thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
-> Ý nghĩa :
- Không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết.
- Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du : ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.
- Sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.
Câu 3 soạn bài Trao duyên lớp 10 (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Với Vân : Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
- Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
- Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn.
soạn bài trao duyên
Câu 4 Ngữ văn 10 Trao duyên (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
- Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận : tình yêu – chữ hiếu.
- Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách soạn bài trao duyên và xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.