c2h5oh + na - cân bằng phương trình hóa học

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về phương trình hóa học c2h5oh + na một cách chi tiết nhất nhé.

 

1. Phương trình hóa học

Phản ứng C2H5OH tác dụng với Na

 

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0.5H2 

 

 

c2h5oh + na

 

Phương trình hóa học

 

2. Điều kiện phản ứng của kim loại Na với c2h5oh

Điều kiện phản ứng C2H5OH + Na: Không có

 

3. Cách thực hiện phản ứng của kim loại Na với c2h5oh

Cách thực hiện phản ứng của kim loại Na với c2h5oh đó là cho mẩu natri vào cốc (ống nghiệm) đựng rượu etylic sau đó sẽ xảy ra hiện tượng có bọt khí thoát ra, mẩu natri tan dần.

Bài tập vận dụng liên quan 

 

Câu 1. CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?

 

A. 1

 

B. 2

 

C. 3

 

D. 4

 

Đáp án D

 

Ancol no, đơn chức, mạch hở.

 

Công thức thỏa mãn:

 

(1) CH3-CH2-CH2-CH2-OH

 

(2) (CH3)2CH-CH2-OH

 

(3) CH3-CH2-CH(OH)-CH3

 

(4) (CH3)3C-OH

 

Câu 2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi (đktc). CTPT của ancol là:

 

A. CH3OH

 

B. C2H5OH

 

C. C3H7OH

 

D. C4H9OH

 

Đáp án C

 

nCnH2n+1OH = 0,1 mol

 

nO2 = 0,45 mol

 

CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O

 

1                     3n/2

 

0,1                  0,45

 

Ta có: 0,1.(3n/2) = 0,45.1 => n = 3

 

=> Công thức phân tử: C3H7OH.

 

Câu 3. Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

 

A. Axit axetic

 

B. Cao su tổng hợp

 

C. Etyl axetat

 

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

 

Đáp án D: Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được

 

Axit axetic

 

Cao su tổng hợp

 

Etyl axetat

 

Câu 4. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

 

A. CaO

 

B. H2SO4 đặc

 

C. CuSO4 khan

 

D. Cả ba đáp án trên

 

Đáp án B: Có thể dùng CaO; CuSO4 khan (màu trắng) hoặc P2O5

 

Câu 5. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

 

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

 

B. Ancol etylic uống được

 

C. Ancol etylic là chất lỏng

 

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

 

Đáp án A

 

Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

 

Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

 

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 26,4 gam CO2 và 16,2 gam nước. Công thức của rượu no, đơn chức là

 

A. C3H7OH.

 

B. C4H8OH.

 

C. C2H5OH.

 

D. CH3OH.

 

Đáp án C

 

nCO2 = 26,4: 44 = 0,6 (mol)

 

n­H2O = 16,2 : 18 = 0,9 (mol)

 

Đặt công thức của rượu no, đơn chức, mạch hở là: CnH2n+1OH

 

CnH2n+1OH → nCO2 + (n+1)H2O

 

Ta có: nCnH2n+1OH = nH2O - nCO2 = 0,9 - 0,6 = 0,3 (mol)

 

=> n = nCO2/nrượu = 0,6/0,3 = 2

 

=> Công thức của rượu là: C2H5OH

 

Câu 7. Rượu etylic tác dụng được với natri vì

 

A. trong phân tử có nguyên tử oxi.

 

B. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.

 

C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.

 

D. trong phân tử có nhóm –OH.

 

Đáp án D

 

Dựa vào cấu tạo phân tử của rượu etylic.

 

Trong phân tử rượu etylic có chứa nhóm –OH làm cho rượu có khả năng phản ứng với Na.

 

Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.

 

Câu 8. Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

 

A. có bọt khí màu nâu thoát ra

 

B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra

 

C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan

 

D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần

 

Đáp án D

 

Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần

 

Câu 9. Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là

 

A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt.

 

B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt.

 

C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

 

D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt.

 

Đáp án C

 

Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là: ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.

 

Câu 10. Chọn nhận định sai khi nói về ancol.

 

A. Khi đốt cháy hoàn toàn ancol no, mạch hở thì thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước.

 

B. Các ancol đa chức có từ 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liên tiếp trên mạch có khả năng phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

 

C. Ancol etylic tan vô hạn trong nước.

 

D. Ancol benzylic tác dụng với dung dịch NaOH tạo natri benzylat và nước.

 

Đáp án D

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về phương trình hóa học co2 + caoh2, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !