Cách tính thể tích hình lập phương đầy đủ

Thể tích của một hình học nào đó là thông số quan trọng có nhiều ứng dụng nhất trong cuộc sống. Đặc biệt đối với các hình có số đo đặc biệt như hình cầu, hình lập phương, hình trụ,...... Vậy ở bài viết này hãy cũng studytienganh xem cách tính thể tích hình lập phương đầy đủ nhất kèm các bài tập ôn luyện nhé!

1.Hình lập phương là gì

Hình lập phương là hình học không gian có 6 mặt đều là hình vuông có cùng số đo. 

 

Hình có 8 đỉnh và 12 cạnh có cùng số đo và tính chất. Như vậy cả chiều rộng, chiều cao và chiều dài của hình lập phương đều bằng nhau, ở góc độ nào bạn cũng thấy hình dáng không thay đổi.

Hình lập phương có các tính chất cơ bản sau:

-Có 6 mặt phẳng giống hệt nhau, 12 cạnh bằng nhau

-Đường chéo của các mặt bằng nhau

-Đường chéo của cả hình lập phương cũng bằng nhau

 

2. Công thức tính thể tích hình lập phương

Thể tích của hình lập phương bằng chiều dài nhân chiều cao nhân với chiều rộng.

cách tính thể tích hình lập phương

Công thức tính thể tích hình lập phương độ dài cạnh a

Công thức:

 

V= a*a*a = a^3

 

Trong đó: V là thể tích của hình lập phương

               a: độ dài một cạnh của hình lập phương.

Ví dụ: Cho một hình lập phương có độ dài một cạnh mặt đáy là 8cm. Hãy tính thể tích của hình lập phương đó.

 

Giải

Thể tích của hình lập phương cạnh 8cm là
V= 8^3= 512 (cm3)

Đáp số: 512 cm3

3. Một số bài tập tính thể tích hình lập phương

Câu 1: Một khối lập phương có độ dài cạnh là 0,15m. Thể tích của khối lập phương đó là bao nhiêu?

 

Bài 2: Hình lập phương X có cạnh 5 cm. Hình lập phương Y có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương X.

Hỏi thể tích hình lập phương Y gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương X.

 

Bài 3: Một khối hình lập phương bằng kim loại có cạnh dài 0,5m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 10 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

 

Bài 4: Một bể nước hình lập phương có cạnh 80cm. Hỏi bể nước đó có thể chứa được nhiều nhất lít nước. (Biết 1 lít = 1dm3).

 

cách tính thể tích hình lập phương

Tính thể tích hình lập phương được ứng dụng nhiều trong thực tế

Đáp án

 

Bài 1:

Đổi: 0,15m = 15cm

Thể tích hình lập phương đó là:

15 x 15 x 15 = 3375(cm3)

Đáp số: 3375cm3

Bài 2:

Cạnh hình lập phương Y là:

5 x 2 = 10 (cm)

Thể tích hình lập phương Y là:

10*10*10 = 1000 (cm3)

Thể tích hình lập phương X là:

5*5*5 = 125 (cm3)

Ta có 1000: 125 = 8. Vậy :Thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.

Có thể nhận xét tổng quát hơn:

Thể tích hình lập phương cạnh a là:

V1 = a x a x a

Thể tích hình lập phương cạnh 2a là:

V2 = 2a x 2a x 2a = 8 x (a x a x a ) = 8 x V1

Vậy khi cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên 8 lần.

Bài 3:

Thể tích của khối kim loại đó là:

0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125 (m3)

Ta có: 0,125 (m3) = 125 dm3

Khối kim nặng có cân nặng:

10 x 125 = 1250 (kg)

Đáp số: 1250 (kg)

Bài 4:

Đổi 80cm = 8dm

Bể nước đó có thể chứa được nhiều nhất số lít nước là:

8 x 8 x 8 = 512 (dm3)

512 dm3 = 512  lít

Đáp số: 512 lít.

Cách tính thể tích hình lập phương đơn giản nhất trong các hình học không gian mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương trình học. Vì thế hãy nắm chắc kiến thức để vận dụng vào bài tập tốt hơn thậm chí ứng dụng vào nhiều trường hợp khác nhau trong cuộc sống. Studytienganh sẽ luôn đồng hành cùng bạn!




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !