Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng (Phạm Ngũ Lão) ngắn và hay nhất

Bài thơ “Tỏ lòng” được coi là một bài thơ nổi bật của Phạm Ngũ Lão. Vậy trong bài viết này các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những dòng cảm xúc của tác phẩm và cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nhé!

 

1. Lập Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ Lòng

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.

 

- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.

 

II. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác

 

- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.

'

 

cảm nhận bài thơ tỏ lòng

( Hình ảnh minh họa cho bài thơ “Tỏ lòng” )

 

 

b. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

 

  • Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc

 

- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo

 

+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước

 

+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin.

 

+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.

 

→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng

 

- Tầm vóc:

 

+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc

 

-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.

 

+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận

 

→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

 

  • Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần

 

- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

 

→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng

 

- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ.

 

+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù

 

+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:

 

(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu

 

(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

 

→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

 

⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

 

⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

 

  • Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả

 

- Món nợ công danh

 

- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

 

- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.

 

→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

 

c. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

 

- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác

 

- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

 

- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

 

→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn.

→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.

 

⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão

 

⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.

 

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 

- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.

 

2. Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ tỏ lòng

 

cảm nhận bài thơ tỏ lòng

( Hình ảnh về sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ tỏ lòng )

 

 

3. Mạch cảm xúc của bài thơ Tỏ Lòng

Bài thơ Tỏ Lòng ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Đó là khi đất nước vừa giành được chiến thắng trước đội quân Mông-Nguyên hùng mạnh. Sự ra đời của bài thơ kịp thời khích lệ và đề cao tinh thần chiến đấu bất khuất của những người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu

 

Dịch nghĩa:

 

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu đẩu

 

Mở đầu bài thơ là hình ảnh ngang tàng đầy bản lĩnh của những chàng dũng sĩ xông pha nơi trận mạc. “Hoành sóc” là một từ ngữ miêu tả tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang, dũng mãnh và oai phong. Đó là khí thế hùng hồn và sức mạnh vô song của cả dân tộc. Là ý chí quật cường, là sức mạnh, quyền uy của một vị thủ lĩnh đang cầm đầu đoàn quân oanh tạc mọi chiến trường. Đoàn quân ấy hừng hực sức chiến đấu, nó ngông cuồng, lẫm liệt như chúa tể sơn lầm mà bất kì loài nào cũng phải khiếp sợ. Ca ngợi sức mạnh quân đội, Phạm Ngũ Lão như muốn cổ vụ, động viên quân lánh có niềm tin và vững bước hơn ở những chiến trường sau. Sức mạnh của họ sẽ chiến thắng tất cả , không gì có thể quật ngã nó được. Đồng thời, ngoài sự ngợi ca, nhà thơ còn như muốn báo trước một chiến thắng vẻ vang, hùng hồn phía trước. Nó là ngọn lửa chiến thắng đang sục sôi trong trái tim mỗi người lính. Nó như ngọn cuồng phong cuốn trôi tất cả các thế lực thù địch, giành tự do về cho dân tộc. Sức mạnh ấy có thể nuốt troi con trâu lớn. “Khí thôn Ngưu” còn như muốn nói lên, sự hùng mạnh, cường tráng của đội quân có thể vươn cao, vươn xa lên tận những ngôi sao Ngưu đang tỏa sáng trên bầu trời. Sức mạnh ấy sẽ bao trùm và bảo vệ cả dân tộc, mang đến cho đất nước sự tự do, mang đến cho nhân dân cuộc sống no ấm, đủ đầy và hạnh phúc.

 

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

 

Dịch nghĩa:

 

Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh

Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu

 

 

cảm nhận bài thơ tỏ lòng

( Hình ảnh minh họa mạch cảm xúc của bài thơ “Tỏ lòng” )

 

 

Ở thời đại đó, tư tưởng “trung quân ái quốc” như là lí tưởng sống bao trùm toàn bộ xã hội. Là một đấng nam nhi, phải đem thân mình cống hiến cho đất nước, đi theo và phục vụ Vua. Nhắc đến trí là nhắc đến trí làm trai, làm trai là phải lập công, lập nghiệp. Công danh như món nợ phải trả của một kẻ làm trai. Khi chưa lập được công danh, chưa giúp được nước nhà thì người nam nhi vẫn chưa trả hết nợ. Phạm Ngũ Lão vốn đã là một vị tướng giỏi, đã cùng Hưng Đạo Vương lập bao chiến công hiển hách nhưng với ông như thế cũng chưa đủ. Khi dân tộc vẫn sống trong cảnh xâm lăng, loạn lạc thì ông vẫn mang món nợ với đời. Ông vẫn luôn trăn trở trong lòng khi đất nước còn chưa độc lập, nhân dân vẫn phải sống trong cảnh lầm than. Chính sự canh cánh, trăn trở đã thôi thúc ông cùng bao sĩ phu nuôi dưỡng khát khao, lí tưởng được phò vua, giúp nước, được xông pha nơi trận mạc mà đánh đuổi quân thù. Tinh thần ấy là sức mạnh kiên cường cổ vũ tinh thần chiến đấu của cả dân tộc. Nghĩ rằng mình chưa đủ tài, chưa đủ giỏi để trả nợ công danh, nhà thơ lại nhớ đến chuyện Vũ Hầu mà người đời vẫn hết sức ngợi ca. Vũ Hầu chính là Gia Cát Lượng tài giỏi, uyên thâm. Ông là người biết suy xét, biết nhìn xa trông rộng. Là vị quân sư tài giỏi, là cánh tay phải đắc lực của Lưu Bị thời Tam quốc diễn nghĩa. Chính sự mưu trí của ông đã giúp ích rất nhiều cho Lưu bị trong việc điều binh bố trận, nên ông rất được coi trọng. Nghĩ về người anh hùng Vũ Hầu, tác giả nghĩ lại mình và cảm thấy có phần hổ thẹn khi bản thân chưa đủ giỏi, chưa đủ mưu trí. Gia Cát Lượng như là tấm gương sáng, là người mà cả đời Phạm Ngũ Lão muốn học theo, từ nhân cách cho đến tài trí. Chính từ sự hổ thẹn này đã thôi thúc tác giả sống có ích hơn, mong muốn cống hiến hơn để có thể trả được cái nợ công danh cho đời.

 

Bài thơ ‘Tỏ lòng” tuy ngắn ngủi nhưng lại mang ý nghĩa hết sức lớn lao. Một mặt, nó ca ngợi tinh thần đấu tranh anh dung và sức mạnh kiên cường của dân tộc. Mặt khác nó như lời thúc dục đấng nam nhi phải biết cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân. Chỉ khi đất nước được độc lập, nhân dân được ấm no thì người là trai mới trả hết nợ công danh cho đời. Qua đó ta cũng thấy được tâm hồn thanh cao và tấm lòng nhân hậu đáng ngưỡng mộ của tác giả.


 

Trên đây là những cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Vậy các bạn hãy cùng mình tìm hiểu thêm thông tin về bài thơ Tỏ lòng nhé!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !