Khái niệm Kinh độ, Vĩ độ, cách đọc và xác định kinh độ vĩ độ

Để có thể định dạng một cách chính xác địa điểm thì bạn cần chắc chắn mình đã sử dụng đúng ký hiệu khi viết vĩ độ và kinh độ. Kinh độ vĩ độ là gì? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn khái niệm Kinh độ, Vĩ độ, cách đọc và xác định kinh độ vĩ độ một cách cụ thể và dễ hiểu nhất nhé.

 

1. Kinh độ vĩ độ là gì

1.1. Vĩ độ là gì?

Vĩ độ trong bảng chữ cái Hy Lạp được ký hiệu bằng “φ” (chữ cái phi). Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm nào đó trên bề mặt Trái đất và kể cả các hành tinh khác, ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. 

 

Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị của các góc tính bằng ° (độ) và/hoặc các đơn vị nhỏ hơn (như phút, giây v.v) nằm trong khoảng từ 0° (xích đạo) tới 90° ở hai cực (90° vĩ bắc đối với Bắc cực hoặc 90° vĩ nam ở Nam cực của Trái Đất). Độ dư vĩ chính là góc phụ nhau của vĩ độ. Vĩ tuyến là các đường thẳng nằm ngang, được thể hiện trên các bản đồ chạy theo hướng đông – tây. 

 

 

kinh độ vĩ độ là gì

 

1.2. Kinh độ là gì?

Kinh độ (λ) được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp lambda. Kinh độ là giá trị tọa độ địa lý theo hướng đông sang tây. Kinh độ được sử dụng phổ biến nhất trong hoa tiêu và bản đồ học toàn cầu. Một đường kinh độ sẽ tạo thành một nửa đường tròn lớn và được gọi là kinh tuyến. Ta có thể hiểu đơn giản thì kinh độ chính là các đường thẳng, thay vì vĩ tuyến và vĩ độ nằm ngang.

 

Kinh độ địa lý được xác định là số đo của góc nằm trong khoảng từ 0° từ kinh tuyến gốc tới +180° về phía đông và −180° về phía tây.

 

Mỗi độ kinh độ được chia làm 60 phút, mỗi phút lại được chia làm 60 giây. Ví dụ: biểu diễn kinh độ dưới dạng thập lục phân là: 23° 27′ 30″ kinh đông. Phần giây được liệt kê với phần thập phân để tăng độ chính xác cao hơn. 

 

 

kinh độ vĩ độ là gì


 

2. Cách đọc kinh độ vĩ độ

Các phép đo vĩ độ và kinh độ thường được thể hiện bằng độ (°), phút (), hoặc giây (). Khoảng cách giữa các vĩ tuyến hoặc kinh tuyến là 1°. Ví dụ chúng ta có cách đọc kinh độ vĩ độ như địa điểm ở vị trí 23 vĩ độ theo hướng Bắc,...Để có phép đo chính xác hơn, mỗi độ có thể được chia thành 60 phút, và mỗi phút lại được chia thành 60 giây (tổng cộng có 3.600 giây trong mỗi độ).

 

3. Cách xác định kinh độ vĩ độ

Cách xác định kinh độ vĩ độ theo các bước như sau:

 

kinh độ vĩ độ là gì

 

Các vĩ tuyến được thể hiện trên bản đồ bằng một loạt các đường ngang cách đều nhau trên bản đồ, còn các kinh tuyến được biểu thị bằng một loạt các đường dọc cách đều nhau từ trên xuống dưới. Hãy nhìn các con số dọc theo các cạnh của bản đồ chỉ tọa độ của từng đường kẻ. Các chỉ số này được gọi là “vạch.”

 

  • Vạch vĩ độ được đánh dấu dọc theo hai cạnh đông và tây của bản đồ. Vạch kinh độ được đánh dấu ở hai cạnh bắc và nam.

  •  

  • Tuỳ vào tỷ lệ của bản đồ, vạch toạ độ có thể ghi các phần nhỏ của độ thay vì từng độ. Ví dụ, có vạch ghi từng phút trong 1 độ thay vì từng độ (chẳng hạn như 32°0′, 32°1′, v.v…)

  •  

  • Bản đồ cũng thể hiện vị trí tương quan với đường xích đạo và kinh tuyến gốc của các vĩ độ và kinh độ (Bắc hoặc Nam, Đông hoặc Tây).


Dùng thước để đánh dấu vĩ độ của điểm đang tìm. Lấy thước và bút chì kẻ một đường ngang từ điểm đang tìm toạ độ đến cạnh đông hoặc tây gần nhất trên bản đồ. Đảm bảo đường kẻ của bạn phải song song với vĩ tuyến gần nhất.

 

Vẽ một đường kẻ khác để đánh dấu kinh độ của điểm đang tìm toạ độ. Bắt đầu từ chính điểm đó, dùng thước kẻ một đường thẳng dọc đến cạnh bắc hoặc nam của bản đồ. Nhớ rằng đường kẻ phải song song với kinh tuyến gần nhất.

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về khái niệm Kinh độ, Vĩ độ là gì, cách đọc và xác định kinh độ vĩ độ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé. 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !