Các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích
Bạn đã biết các đơn vị đo diện tích chưa? Đơn vị đo diện tích là một phần tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta được tiếp cận với mảng kiến thức này từ chương trình toán lớp 4. Trong bài viết dưới đây mình sẽ tổng kết cơ bản về các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích chi tiết nhất nhé.
1. Đơn vị đo diện tích là gì
Đơn vị đo là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống. Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều trong mặt phẳng. Diện tích bề mặt là tương tự của diện tích trên bề mặt hai chiều của một vật thể ba chiều.
Đơn vị đo diện tích là km2; hm2(ha); dam2; m2; dm2; cm2; mm2
-
Ki-lô-mét vuông (kí hiệu là km²): Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1km.
-
-
Héc-tô-mét vuông (kí hiệu là hm²): Héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1hm.
-
-
Đề-ca-mét vuông (kí hiệu là dam²): Đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1 dam.
-
-
Mét vuông (kí hiệu là m²): Mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1m
-
-
Đề-xi-mét vuông (kí hiệu là dm²): Đề-xi-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1dm.
-
-
Xen-ti-mét vuông (kí hiệu là cm²): Xen-ti-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1cm.
-
-
Mi-li-mét vuông (kí hiệu là mm²): Mi-li-mét vuông chính là diện tích của hình vuông với cạnh dài 1mm.
Trên thực tế, người ta ưa chuộng sử dụng đơn vị đo diện tích ha (héc-tô-mét vuông) làm đơn vị đo diện tích đất đai. Ví dụ: Diện tích đất là 36 ha.
2. Bảng đơn vị đo diện tích
Bảng đơn vị đo diện tích được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau:
Hình ảnh minh họa về bảng đơn vị đo diện tích
Nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo diện tích này, trước hết bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần đã. Sau khi đã ghi nhớ được rồi, thỉnh thoảng bạn cần ôn lại. Hay bạn cũng có thể “chế” thành vài câu hát rồi “nghêu ngoao” hằng ngày cho dễ nhớ và cũng khó quên.
Cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng
Cách quy đổi cũng dễ dàng và bạn cần phải nắm rõ quy tắc của nó như sau:
- Nguyên tắc 1: Khi đổi từ đơn vị đo diện tích lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đơn vị với 100.
Ví dụ minh họa như sau:
2 m² = 2 x 100 = 200 dm²
4 m² = 4 x 10000 = 40000 cm²
Ta cũng sẽ có: 3 m² = 300 dm² = 30000 cm²
5 m2 = 500dm2 = 50000cm2
21km2 = 2100hm2 = 250000dam2
- Nguyên tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị đo diện tích bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn liền kề, ta chia số đơn vị đó cho 100 (hay bớt số đó đi 2 chữ số 0)
Ví dụ minh họa sau: 700cm² = 700 : 100 = 7 dm²
300000cm2=3000dm2=30m2
Khi quy đổi đơn vị đo diện tích thì thừa số, số chia không phải là số đo, như là số 100 trong phép đổi 8m² = 8 x 100 = 800m² và số 10 trong phép quy đổi 900cm² = 900 : 100 = 9dm², không phải là số đo, nó cũng không có đơn vị đo.
Hình ảnh minh họa về cách quy đổi giữa các đơn vị với nhau trong bảng đơn vị đo diện tích
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích. Mình hy vọng những chia sẻ của mình sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình và chúc các bạn học tập tốt!