[Lời Giải] Bài thơ nhàn được trích trong tập thơ nào ?
Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào? Nhàn hàm chứa những ý nghĩa gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị về tác phẩm đặc sắc này của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Trắc nghiệm: Bài thơ nhàn được trích trong tập thơ nào
Bài thơ nhàn là một tác phẩm thơ nôm đặc sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Bài thơ Nhàn của thi sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm được trích ra từ tập thơ nào?
- A. Bạch Vân quốc ngữ thi
- B. Ức trai thi tập
- C. Quốc âm thi tập
- D. Bạch Vân am thi tập
Đáp án đúng: A.
2. Giới thiệu về bài thơ nhàn
Nhàn thể hiện quan điểm sống tự tại không chịu ràng buộc bởi thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhàn là bài thơ tiêu biểu được rút ra từ tập “Bạch Vân Quốc Ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về lối sống thanh nhàn và tinh thần tự do của một nhà Nho.
Nhàn là một bài thơ có một không hai trong "Bạch Vân Quốc Ngữ"
Bài thơ "Nhàn" là được trích trong tập thơ Nôm "Bạch Vân Quốc Ngữ" và nó là một bài thơ tiêu biểu trong tuyển tập này. “Nhàn” là một chủ đề lớn thường xuyên xuất hiện trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện lối sống, một phong cách sống rất riêng, rất “Nguyễn Bỉnh Khiêm”. Cuốc sống mà ông luôn mong cầu và hướng tới là một cuộc sống độc lập, yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên và không có ham muốn về vinh hoa và danh lợi từ khi ông trí sĩ về quê.
Chủ đề chính của bài thơ Nhàn
- - Hình ảnh một trí sĩ bàng cư ẩn dật nổi bật trong cả bài thơ.
Xuyên suốt bài thơ nổi lên một học giả nhàn nhã ẩn dật với những chi tiết về phong cách sống, cách sinh hoạt, triết lý sống của nhà thơ. Đó là một sự tồn tại hoang vắng, nơi mọi thứ đều tự nhiên và coi phú quý như một giấc mộng Nam Kha không có thật. Những cụm từ dân dã, mộc mạc cũng như hình thức của khổ thơ gần giống với lối nói thông thường đã tạo nên một nét rất riêng cho bài thơ.
- - "Nhàn" phản ánh một triết lý sống cơ bản.
Bài thơ vừa là sự xác nhận quan điểm sống của tác giả, vừa là sự thể hiện thái độ mỉa mai, trào phúng và coi thường với lối sống ham danh lợi. Hơn hết, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm mong muốn nêu bật triết lý nhân sinh của mình qua bài thơ “Nhàn”: ẩn dật dường như là một thói quen không nên có thế nhưng trong một số hoàn cảnh, cần phải giữ gìn cách sống ẩn dật như một cách ứng xử tích cực, có lợi giúp nâng cao tính cá nhân, sự yên tĩnh và thoải mái cho bản thân. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là vô cùng giản dị, rất tự nhiên nhưng lại rất cao cả và hấp dẫn.
Kết bài: Bài thơ “Nhàn” đã bộc lộ sâu sắc niềm vui và ý nghĩa triết lí trong cuộc sống nhàn nhã của nhà thơ qua những ca từ tự nhiên vừa giản dị vừa ý nghĩa. Đó là quan niệm sống chậm rãi, hòa mình với thiên nhiên, sống đúng với giá trị nội tại của bản thân và vượt ra ngoài việc theo đuổi danh vọng và phú quý tầm thường.
Dàn ý cách phân tích bài thơ Nhàn tham khảo
Bài thơ Nhàn cho ta cảm nghiệm được tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên. Đồng thời khiến người đọc thêm yêu mến, khâm phục nhân cách, thái độ, cách cư xử của một vị quan không màng danh lợi, thích an nhàn khi về già.
Qua bài viết này chắc các bạn đã trả lời được câu hỏi bài thơ nhàn được trích trong tập thơ nào. Chúc các bạn học tập thật hiệu quả và vui vẻ! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sắp tới của studytienganh!