Siêu hình là gì trong Triết Học, so sánh quan điểm siêu hình và biện chứng
Bạn có biết trong Triết học siêu hình là gì không? Quan điểm siêu hình và biện chứng giống và khác nhau như thế nào? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn siêu hình là gì trong Triết Học, so sánh quan điểm siêu hình và biện chứng chi tiết, cụ thể nhất nhé.
1. Siêu hình là gì trong triết học
Trong Triết học, phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
2. So sánh quan điểm siêu hình và biện chứng
Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu biện chứng là gì và so sánh với siêu hình có sẵn ở phần 1.
Phương pháp biện chứng là một trong những phương pháp luận tồn tại ở cả triết học phương Tây và phương Đông. Phương pháp này xuất phát từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với nhiều nguồn tư tưởng và ý kiến khác nhau và những người này đều có cùng một mục đích đó làm thuyết phục người khác. Phương pháp này phản ánh rõ nét biện chứng khách quan trong vận động và đúng với hiện thực mà nó tồn tại, nhờ đó mà giúp con người nhận thức ra những điều đúng, làm nên sự phát triển của thế giới.
Để hiểu chi tiết và phân biệt rõ ràng về Siêu hình. Trong triết học thì nó luôn đi liền và được so sánh với phương pháp luận biện chứng:
Các ví dụ:
Ví dụ 1:
Theo phương pháp luận biện chứng: dưới tác dụng lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.
Theo phương pháp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tại như thế không thay đổi
Ví dụ 2:
Theo phương pháp luận biện chứng: hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu đen và hạt mưa rơi xuống
Theo phương pháp luận siêu hình: người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước hoặc hiện tượng mưa là do Ngọc hoàng sai Long Vương phun nước xuống hạ giới
Ví dụ 3:
Phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng minh bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra
Trên đây là một số chia sẻ của mình về thông tin siêu hình là gì trong Triết Học, so sánh quan điểm siêu hình và biện chứng.