Định luật Jun Len Xơ (Lớp 9): Lý thuyết & bài tập đầy đủ

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Studytienganh.vn tìm hiểu những kiến thức mới về lý thuyết và bài tập về định luật Jun Len Xơ nhé!

 

1. Lý thuyết định luật jun len xơ

Phát biểu định luật là: 

    

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.


 

định luật jun len xơ

(Hình ảnh định luật Jun Len Xơ) 

 

Hệ thức của định luật đó là: Q = I2.R.t

 

    Trong đó: R là điện trở của vật dẫn (đơn vị Ω)

 

    I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (đơn vị: A)

 

    t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (đơn vị: s)

 

    Q là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn (Đơn vị: J)

 

Mối quan hệ giữa đơn vị Jun (J) và đơn vị calo (cal) đó là: 

1J = 0,24 cal        

1cal = 4,18 J

 

    Lưu ý rằng:

 

Khi ta đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun – Len – xơ sẽ là là: Q = 0,24.I2.R.t

 

2. Ứng dụng định luật Jun Len Xơ

Định luật Jun-len-xơ được dùng để xác định mối quan hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra và điện trở cũng như cường độ dòng điện. Qua đó có thể làm căn cứ để thiết kế các thiết bị điện an toàn và nhằm phòng tránh hiện tượng nhiệt năng quá lớn dẫn tới cháy, nổ ở các thiết bị điện.

 

định luật jun len xơ

(Hình ảnh minh họa ứng dụng định luật Jun - Len xơ)

 

Bên cạnh đó, dựa vào hệ thức của định luật này có thể tính toán được nhiệt năng tỏa ra, tù đó lựa chọn được những nguyên liệu phù hợp với từng loại thiết bị. Và các thiết bị có toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng cần phải sử dụng dây dẫn được làm từ Nikêlin hoặc Constantan để đảm bảo chất lượng.

 

3. Một số câu trắc nghiệm về định luật Jun Len Xơ (Có Đáp Án)

Câu 1: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Hóa năng

B. Cơ năng

C. Năng lượng ánh sáng

D. Nhiệt năng

Đáp án: D: Định luật Jun - Lenxo làm điện năng biến đổi thành nhiệt năng

 

Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Vậy công thức nào không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t trong các công thức dưới đây?

A. Q = I2. R.t

A. Q = U2tR

A. Q= U.I.t

A. Q= U.It

Đáp án : D

 

Câu 3: Câu phát biểu nào dưới đây là phát biểu không đúng về nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

 

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.

 

B. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn.

 

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện, với thời gian dòng điện chạy qua.

 

D. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.

 

Đáp án A: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.

 

Câu 4: Khi mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi, trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc thế nào vào điện trở dây dẫn?

 

A. Tăng gấp ba khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.

 

B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.

 

C. Tăng gấp đôi  khi điện trở của dây dẫn giảm đi một phần ba.

 

D. Giảm đi gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.

 

 

Trên đây là những kiến thức về định luật Jun len xơ mà Studytienganh.vn mang lại cho các bạn. Chúc các bạn cùng Studytienganh.vn tìm hiểu được nhiều kiến thức mới mẻ khác nhé!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !