[Lời giải] Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là? Lý thuyết quỳ tím [Hóa 12]
Quỳ tím là thứ chắc hẳn bạn nào cũng đã từng nghe qua khi còn đang học trên ghế nhà trường. Vậy trong bài viết này, Studytienganh.vn sẽ giúp các bạn tìm hiểu dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh lá và những kiến thức hóa học về quỳ tím nhé!
1. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là?
Trắc nghiệm: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh
A. H2NCH2COOH
B. HCl
C. CH3NH2
D. CH3COOH
Đáp án: C: CH3NH2
Những dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh lá đó là:
Với những hợp chất vô cơ: những dung dịch mang tính Bazơ như: Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2, metalymin (CH3NH2), NaOh,..
( Hình ảnh quỳ tím với các hợp chất đổi màu ra sao )
Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.
Với những hợp chất hữu cơ: Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh. Amino axit: Số nhóm NH2> số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ: Lysin)
2. Lý thuyết quỳ tím Hóa Học 12
Quỳ tím là gì? Hóa trị mấy?
Quỳ tím còn được gọi là giấy quỳ - loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước cùng chất màu được tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Loại giấy này ban đầu có màu tím được sử dụng trong thí nghiệm hóa học và được dùng để đo độ pH. Sau khi sử dụng, giấy quỳ sẽ biến đổi thành màu khác tùy thuộc vào loại dung dịch mà quỳ tím tác dụng cùng.
( Hình ảnh quỳ tím trong thực tế )
Quỳ tím khi tác dụng với 1 hợp chất nào đó thường cho kết quả nhanh, đó là ưu điểm lớn nhất của quỳ tím. Bên cạnh đó, giấy quỳ còn được sử dụng để phân biệt các loại khí trong hóa học. Chính bởi vậy mà quỳ tím là thứ không thể thiếu trong các thí nghiệm hay trong các phòng thí nghiệm hiện nay.
Mọi người thường thắc mắc rằng “quỳ tím có hóa trị mấy?” Nhưng câu trả lời là nó không có hoá trị vì nó chỉ là một chất chỉ thị màu axit-bazo thôi nhé! Quỳ tím chuyển màu phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch mà nó tác dụng nhé!
Bên cạnh đó, các loại giấy quỳ đều được làm từ gỗ và trải qua các giai đoạn tương tự như làm giấy viết. Điểm khác biệt duy nhất giữa giấy quỳ tím và giấy thông thường đó là giấy quỳ được bổ sung thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy và sấy khô chúng. Vì được làm từ gỗ nên loại giấy này không gây độc hại và không có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng nhé!
Phân loại quỳ tím
Giấy quỳ tím gồm có 2 loại chính đó là: giấy quỳ tím đỏ và giấy quỳ tím xanh.
Giấy quỳ tím đỏ: Được tạo ra bằng phương pháp xử lý giấy trơn và một loại thuốc nhuộm được ngâm trong dung dịch axit sunfuric loãng. Tiếp theo, quỳ tím đỏ được mang đi sấy khô bằng cách tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Giấy quỳ tím xanh: Khi nhúng quỳ tím xanh trong dung dịch, nếu giấy đổi sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit, còn nếu giấy không đổi màu thì dung dịch ở trạng thái cân bằng. Quỳ xanh được sử dụng để nhận biết axit và giấm.
Hơn thế nữa, người ta còn có giấy quỳ thành quỳ tím ẩm và quỳ tím khô. Để nhìn xem loại nào quỳ tím ẩm và loại nào quỳ tím khô, ta chỉ cần bỏ một trong hai loại vào khí amoniac nếu là quỳ tím khô sẽ không đổi màu, nếu giấy quỳ chuyển thành màu xanh đó là quỳ tím ẩm.
Quỳ tím đổi màu như thế nào?
Quỳ tím thay đổi màu tùy vào dung dịch đó là axit, bazo hay trung tính mà nó sẽ tác dụng:
( Hình ảnh minh họa quỳ tím khi tác dụng với các hợp chất khác nhau )
Quỳ tím khi tiếp xúc với dung dịch có tính axit thì giấy quỳ đổi sang màu đỏ
Quỳ tím khi tiếp xúc với dung dịch có tính bazo thì giấy quỳ đổi màu xanh
Quỳ tím khi dung dịch đó là trung tính (tính axit = tính bazơ) thì giấy quỳ không đổi màu
Trên đây là kiến thức giúp các bạn biết “dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh lá”. Chúc các bạn có những kiến thức mới mẻ nhé!