Karma là gì và cấu trúc từ Karma trong câu Tiếng Anh
Ai trong chúng ta cũng mong muốn một cuộc sống an bình, sung sướng và cũng ít người cho rằng đây là kết quả của sự tu tâm, dưỡng tình trong cuộc đời cũng như tiền kiếp. Nhiều người cho rằng mỗi người đều đã có cho mình một số phận được an bài từ trước nên không có quyền quyết định số phận của mình. Tuy vậy, trong giáo lý đạo Phật thì mọi chuyện đều có nhân có quả, mọi thứ là do chính chúng ta lựa chọn. Ở đây mọi người thường dùng karma để nói về kết quả. Để giải thích cụ thể hơn Karma là gì, studytienganh chia sẻ các thông tin dưới bài viết này để bạn tiện tìm hiểu, đừng bỏ lỡ nhé!
Karma nghĩa là gì
Xuất phát từ tiếng Phạn cổ, Karma có nghĩa là nguyên nhân dẫn đến kết quả (trong nhân quả) tức là quy luật luân hồi. Sát nghĩa và thể hiện rõ hơn tính chất kết quả ở đây, Karma thường được hiểu là “nghiệp”. Karma là yếu tố then chốt trong câu nói: “ Ác giả ác báo” hay “Gieo nhân nào gặp quả ấy”. Nói cách khác, karma là nghiệp mà bạn tạo ra và sẽ phải nhận kết cục trong tương lai.
Karma là một từ quan trọng mang ý nghĩa tâm linh trong đạo Phật
Ngày nay, Karma không gói gọn trong đạo Phật hay tiếng Phạn mà trở thành từ quốc tế bởi sự đặc biệt và phổ biến của ý nghĩa từ Karma trong cuộc sống.
Cấu trúc và cách dùng từ Karma
Karma trong tiếng Anh là là một danh từ (noun) mang nghĩa nguyên nhân nghiệp chướng tuy không xuất phát từ các nước nói tiếng Anh nhưng dần càng trở nên phổ biến.
Phát âm Anh - Anh: /ˈkɑː.mə/
Phát âm Anh - Mỹ: /ˈkɑːr.mə/
Nghĩa tiếng Anh: (in the Buddhist and Hindu religions) the force produced by a person's actions in one life that influences what happens to them in future lives
Karma là từ có xuất phát từ tiếng Phạn nằm trong phạm trù tâm linh
Cách dùng Karma như một danh từ và cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu bổ nghĩa cho động từ.
Ví dụ:
-
If you do bad things, you will receive karma back
-
Nếu làm điều xấu bạn sẽ nhận lại nghiệp chướng
Ví dụ Anh Việt về từ Karma
Một số ví dụ Anh Việt có sử dụng Karma để bạn đọc có thể tham khảo các trường hợp sử dụng trong thực tế.
- Karma comes from bad actions that you have done for others
- Nghiệp chướng xuất phát từ những hành động xấu xa mà bạn đã làm cho người khác
- Live well with everyone and don't do bad things because you will end up with the karma you create right away
- Hãy sống thật tốt với mọi người và đừng làm điều xấu vì bạn sẽ phải chịu nghiệp chướng do mình tạo ra ngay thôi
- Anyone who does bad things also creates karma
- Ai làm điều xấu cũng tạo ra nghiệp chướng
- Stop your bad intentions right away because of the karma you must receive in the future
- Dừng lại ý định xấu xa đó của bạn ngay vì nghiệp chướng mà bạn phải nhận trong tương lai
- Karma is one of the problems related to Buddhist spirituality
- Nghiệp chướng là một trong những vấn đề liên đến tâm linh Phật giáo
- Don't let your karma involve your children
- Đừng để nghiệp chướng của bạn liên lụy đến cả các con cái của bạn
- The following are 12 types of human karma according to the great Buddha teachings
- Sau đây là 12 loại nghiệp chướng của con người theo giáo lý đạo Phật
- Karma is also part of the universal law cycle created by each person
- Nghiệp chướng cũng là một phần trong vòng tuần hoàn quy luật vạn vật do chính mỗi người tạo ra
Hãy sống thật tốt đẹp để không tạo “karma” cho bản thân bạn nhé!
Một số cụm từ liên quan
Xoay quanh vấn đề đạo lý, nhân quả có rất nhiều vấn đề liên quan tới từ Karma. Studytienganh xin được tổng hợp các cụm từ thường xuyên được sử dụng sau đây, mời bạn cùng theo dõi.
Cụm từ liên quan |
Ý nghĩa |
Ví dụ cụ thể |
evil |
xấu xa |
|
morality |
đạo lý |
|
faith |
niềm tin |
|
beliefs |
Tín ngưỡng |
|
Retribution |
quả báo |
|
Buddhism |
Phật Giáo |
|
rules |
Quy luật |
|
future |
tương lai |
|
Sau bài viết này, Studytienganh kỳ vọng bạn đọc thêm phần thấu hiểu Karma là gì và biết cách ứng dụng nó trong thực tiễn cuộc sống. Đây là một từ thú vị mà không phải ai cũng biết và thường dễ bị nhầm lẫn. Vậy nên hãy học tập thật chăm chỉ bạn nhé. studytienganh chúc các bạn sớm thành công trong việc học tiếng Anh cũng như trong cuộc sống.