Nước nhật cải cách sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào?đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật là gì?

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về câu hỏi đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật một cách chi tiết nhất nhé.

 

1. Nước nhật cải cách sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào?

Tình hình nước Nhật trước cải cách

 

- Được biết ở đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản với tể Tướng quân (Sô-gun) đã rơi vào khủng hoảng suy yếu nhanh chóng.

 

* Kinh tế:

 

- Nông nghiệp thì lạc hậu còn tô thuế nặng nề cùng với mất mùa đói kém thường xuyên.

 

- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đi cùng công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều làm cho kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

 

* Xã hội: mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân đối với chế độ phong kiến lạc hậu lâu đời trở nên cao trào.

 

* Chính trị: mâu thuẫn vô cùng lớn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

 

- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.

 

+ Mỹ đã dùng vũ lực khiến cho Nhật Bản buộc phải “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.

 

+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường vô cùng khó khăn là bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu hay là cải cách.

 

 

đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật

Nước nhật cải cách sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào?

 

2. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị của đế quốc nhật

- Vào năm 1868 đã xác nhận Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ kết hợp trên tất cả các mặt:

 

* Về kinh tế:

 

- Thống nhất tiền tệ.

 

- Loại bỏ dứt khoát sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

 

- Tăng cường, đầu tư phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn đi đôi với việc  xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.

 

* Về chính trị, xã hội:

 

- Chế độ nông nô đã dứt khoát bãi bỏ và song song là đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền.

 

- Áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc và đã chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.

 

- Xuất ngoại những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây để học hỏi.

 

* Về quân sự:

 

- Quân đội được đầu tư về mặt quân trang và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

 

-  chế độ trưng binh đã bị bãi bỏ và thay thế là Chế độ nghĩa vụ.

 

- Ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng và đầu tư một cách nghiêm túc.

 

Từ đó cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thì Nhật Bản thoát khỏi nghèo đói ,nguy cơ trở thành thuộc địa thay vào là đất nước phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

 

3. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

 

- Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản cùng với sự ra đời các công ty độc quyền như Mít-xưi, Mit-su-bi-si... lũng đoạn điều này đã chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

 

- Đối nội: thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.

 

- Đối ngoại: bắt đầu áp dụng chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh, bạo lực đối với các nước Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước với cái tên “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

 

2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật là gì? 

Khi nhắc đến nhật bản thì đặc điểm nằm luôn ở cái tên mà Nhật Bản có đó là “đế quốc phong kiến quân phiệt”.

 

đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật

 

đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật?

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc nhật, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !