Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2 và một số bài tập vận dụng
Trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng tìm hiểu về Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2 cụ thể nhất nhé.
1. Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2
Phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
2. Một số bài tập vận dụng
Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1g.
B. 1,5g
C. 2g
D. 2,5g
Đáp án A
nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 (mol)
nCa(OH)2 = 2.0,01 = 0.02 (mol)
Xét tỉ lệ:
1 < nCO2/nCa(OH)2 = 0,03/0,02 = 1,5 < 2
→ Phản ứng tạo hai muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2, khi đó cả CO2 và Ca(OH)2 đều hết
Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 ta có:
Các phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O(1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Theo phương trình phản ứng (1):
nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = x (mol)
Theo phương trình phản ứng (2):
nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2y (mol)
nCa(OH)2 = nCa(HCO3)2 = y (mol)
Từ đó ta có hệ phương trình sau:
x + 2y = 0,03 (3)
x + y = 0,02 (4)
Giải hệ phương trình (3), (4) ta được:
→ x = y = 0, 01(mol) →x = y= 0,01 (mol)
mKết tủa = mCaCO3 = 0,01.100 = 1(g)
Câu 2. Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Đáp án A
Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Câu 3. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dd hỗn hợp (Ba(OH)2 1,2M và NaOH 2M), phản ứng hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 3,136
B. 2,24 hoặc 15,68
C. 17,92
D. 3,136 hoặc 16,576.
Đáp án D
nNaOH = 0,2 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 0,08 mol
nBaCO3 = 0,08 mol < nBa(OH)2 = 0,1 mol
Nên có 2 trường hợp
Trường hợp 1: Chưa có sự hòa tan kết tủa
nCO2 = nBaCO3 = 0,08 mol => V = 0,08.22,4 = 1,792 lít
Trường hợp 2: Đã có sự hòa tan kết tủa
=> nCO2 = nOH – nCO32- = (nNaOH + 2nBa(OH)2) – nBaCO3 = 0,32 mol
=> V = 0,32.22,4 = 7,168 lít
Câu 4. Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3
Đáp án A
Câu 5. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HNO3
C. NaOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, NaNO3
Đáp án C
A. Sai vì HCl là axit pH < 7
B. Sai vì H2SO4, HNO3 là axit pH < 7
C. Đúng NaOH, Ca(OH)2 là dung dịch kiềm pH > 7
D. BaCl2, NaNO3 có môi trường trung hòa nên pH = 7
Câu 6. Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
A. Quỳ tím
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4
Đáp án D
Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử H2SO4
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì chất ban đầu là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 7. NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Đáp án B
NaOH có tính chất vật lý
Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
Câu 8. Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch (không tác dụng được với nhau) là:
A. NaOH, KNO3
B. Ca(OH)2, HCl
C. Ca(OH)2, Na2CO3
D. NaOH, MgCl2
Đáp án A
B. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
C. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
D. NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
Trên đây là những chia sẻ của mình về phương trình phản ứng CO2 tác dụng Ca(OH)2 và một số bài tập vận dụng để các bạn có thể tham khảo nhé.