Góc giải đáp: Đa khẩu hạ lưu tình có nghĩa là gì

Câu nói “Đa khẩu hạ lưu tình” có nghĩa là gì? Câu chuyện cổ nào liên quan đến “Đa khẩu hạ lưu tình” được lưu truyền cho đến ngày nay? Ở bài viết dưới, Studytienganh sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến câu này.

1. Đa khẩu hạ lưu tình có nghĩa là gì?

Không giống với một số câu thành ngữ, tục ngữ, có thể suy luận để tìm ra được nghĩa sâu xa của nó. Với câu “Đa khẩu hạ lưu tình”, thật khó để hiểu được nghĩa của nó khi đọc lần đầu tiên. 

 

“Đa khẩu hạ lưu tình” thường được nhắc đến trong Phật giáo và được hiểu là việc nói nhiều, nói lắm nhưng không nên nói xấu một ai đó. Nó cũng có thể hiểu  theo nghĩa của từ Khẩu nghiệp.

 

đa khẩu hạ lưu tình có nghĩa là gì

Bạn đã hiểu được ý nghĩa của câu “Đa khẩu hạ lưu tình” là gì chưa?

 

Khẩu nghiệp trong Phật giáo

Theo định nghĩa trong Phật giáo, khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra. Trong số 10 nghiệp (nguyên khởi tạo quả báo) lớn của con người, có đến 4 nghiệp nhắc đến khẩu nghiệp, nói dễ hiểu hơn là được xuất phát từ miệng. Chúng bao gồm: chuyện có nói không, chuyện không nói có; nói lời thêu dệt; nói lời hung ác; nói lưỡi đôi chiều. Bởi vì thế mà các Phật từ luôn truyền tai nhau câu nói “Phúc họa tại miệng”.

 

2. Câu chuyện cổ liên quan đến "Đa khẩu hạ lưu tình"

Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người dù rằng làm nhiều việc thiện, không làm điều ác, việc xấu nhưng lại không chú trọng đến cách ăn nói. Thế nhưng, cố nhân xưa thường hay nói việc “tu khẩu đức” để tránh tạo ra nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, một người có tâm tính tốt thì sẽ kiểm soát được bản thân, tránh dùng những lời lẽ làm tổn thương người khác. Viết về điều này, có một câu chuyện cổ xưa, vẫn được truyền lại cho đến ngày nay:

 

“Ngày xưa, có một người nghệ sĩ luôn được mọi người ái mộ, tán tụng về tài năng cũng như đức hạnh của ông. Vậy nhưng, có một vị phóng viện nọ ở tòa soạn đã dùng những lời lẽ khiêu khích ông nhằm từ đó giúp bản thân trở nên nổi tiếng. Tuy thế, dù có viết hàng trăm hàng ngàn bài bịa đặt, nhục mạ nói xấu thì người phóng viên ấy cũng không khiến người nghệ sĩ để ý.

 

Không ít năm sau đó, người phóng viên kia rơi vào tình cảnh thất nghiệp, trở nên nghèo khổ, chán nản với cuộc sống vời vay mượn khắp nơi cũng chẳng được.

 

Một ngày nọ, người phóng viên đó gặp lại người nghệ sĩ kia; Người nghệ sĩ nhìn thấy liền hỏi: “Cậu có chuyện gì mà trở thành như thế này?”. Người phóng viên lúc bấy giờ mới kể lể, hổ thẹn và xin lỗi người nghệ sĩ về những việc mình đã làm. Người nghệ sĩ hiểu ra câu chuyện, ông không một lời trách móc mà còn gửi anh một chút tiền nhỏ coi như khoản giúp đỡ anh vượt qua cuộc sống. 

 

Về sau này, vị nghệ sĩ ấy luôn dạy bảo người nhà và mọi người rằng, sống ở đời nhất định phải chú ý đến “khẩu đức”. Ông thường nói: “Miệng phải tích đức, không được tạo nghiệp, cái miệng phải luôn nhường nhịn người khác, bởi vì cái miệng mà nhường nhịn được người khác thì cả đời sẽ được bình an. Hơn nữa, một khi nghe thấy lời ác thì đừng đáp trả, đồng thời nghe thấy những lời cay nghiệt thì đừng lưu lại bên tai!”

 

đa khẩu hạ lưu tình có nghĩa là gì

Câu chuyện cổ hay liên quan đến "Đa khẩu hạ lưu tình" được lưu truyền đến ngày nay

 

Câu chuyện cổ đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về việc tính khẩu đức, tránh khẩu nghiệp. Bởi lẽ vết thương trên thân thể có thể lành nhưng vết thương do lời nói tạo nên thật khó để lành lại. 

 

3. Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về câu hỏi Đa khẩu hạ lưu tình có nghĩa là gì. Qua đó là cắt nghĩa chi tiết về câu nói này cũng như đem đến bạn đọc câu chuyện cổ về Đa khẩu hạ lưu tình.

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !