Dàn ý bài thơ Chiều Tối (6 Mẫu) hay, ngắn gọn
Xây dựng dàn ý bài thơ Chiều Tối sẽ giúp bạn định hình được lối viết. Thật vậy, có dàn ý trong tay sẽ giúp bạn làm bài được tốt hơn trông thấy. Bên dưới, Studytienganh sẽ tổng hợp 6 mẫu dàn ý, để bạn thỏa sức lựa chọn 1 mẫu phù hợp.
1. Dàn ý bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) – Mẫu 1
Top 6+ Dàn ý bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) - Trích Nhật ký trong tù
Mở bài:
Giới thiệu chung
Thân bài:
Bức tranh thiên nhiên rừng núi:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”
Hình ảnh cánh chim trời:
-
Trong thi ca xưa, cánh chim bay lạc giữa không trung thường là hình ảnh đại diện cho sự cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng.
-
Trong tác phẩm “Chiều tối” cánh chim mang màu sắc hiện đại hơn khi nó có nơi chốn để về.
-
Sự mỏi mệt ẩn chứa trong từng nhịp vỗ cánh khá tương đồng với tâm trạng của tác giả.
"Cô vân mạn mạn độ thiên không"
Hình ảnh chòm mây trong văn học cổ điển:
-
Một trong những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển, bộc lộ tinh thần tự do, tự tại, phiêu bồng, thoát ly.
-
Qua đó, đã bộc lộ rõ nét sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình.
Hình ảnh chòm mây trong thơ Bác:
-
Hai từ “mạn mạn” diễn tả sự chậm rãi trong cách di chuyển của chòm mây → Bước chân chậm rãi, ung dung.
-
Hai từ “thiên không” tức là bầu trời quang đãng, sạch sẽ, trong trẻo như chính tấm lòng người chiến sĩ cách mạng, không bị trói buộc giam cầm bởi những thứ tầm thường.
-
=> Nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh trong chuỗi ngày bị giam cầm.
Hình ảnh con người trong lao động:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”
Hình ảnh cô gái xay ngô:
-
Con người trong lao động trở thành trung tâm của bài thơ.
-
Dẫn dã, đời thường nhưng lại bộc lộ sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp của lao động.
-
→ Giữa hoàn cảnh khắc nghiệt, Người vẫn luôn hướng về cuộc sống, về con người với một tình yêu tha thiết.
“Ma túc bao hoàn lô dĩ hồng”:
Khi cô gái vừa kết thúc công việc xay ngô thì lò than cũng đã rực hồng, đánh dấu sự chuyển đổi từ chiều tối sang tối hẳn.
Từ “hồng” đã trở thành nhãn tự cho cả bài thơ:
-
Từ “hồng” dường như làm rực sáng cả bài thơ, xua đi cái không khí tối tăm, hiu quạnh.
-
=> Đây cũng là đặc trưng thơ của Hồ Chí Minh: luôn tích cực và hướng về ánh sáng.
Từ “hồng” còn chính là đại diện cho màu của lý tưởng cách mạng trong người chiến sĩ và đó chính là chất thép ẩn hiện trong thơ Hồ Chí Minh.
Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
2. Dàn ý cảm nhận 2 câu đầu bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) – Mẫu 2
Mở bài:
Giới thiệu bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thân bài:
Nêu cảm nhận bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Phân tích sâu hơn về hoàn cảnh sáng tác:
-
Trên đường chuyển lao dài từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo hồi thu tháng 10/1942.
-
Chiều tối là sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cũng là sự chuyển giao trong cảm xúc của Bác – một con người nơi xứ lạ.
Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng:
-
Bút pháp chấm phá.
-
Bức tranh chiều tối được vẽ lên đầy ấn tượng, cuốn hút.
-
Phong vị cổ điển của thơ và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác.
-
=> Vẻ đẹp tâm hồn Người.
Tác giả xuất hiện như một con người đời thường hòa mình với cảnh vật thiên nhiên:
-
Bao cảm xúc, bao niềm hy vọng chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ hiện lên.
-
Ý chí nghị lực phi thường của người bị bắt giam vô cớ.
Kết bài:
Nêu cảm nhận về 2 câu thơ đầu và có thể nêu thêm xúc cảm của người viết nếu đặt mình trong hoàn cảnh của Bác.
Dàn ý cảm nhận 2 câu đầu bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) bao điểm cao
3. Dàn ý cảm nhận 2 câu cuối bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh) – Mẫu 3
Mở bài:
Giới thiệu bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh trích trong Nhật ký trong tù, qua đó giới thiệu về 2 câu thơ cuối (vấn đề nghị luận)
Thân bài:
Có hai chi tiết cần chú ý: Hình ảnh cô gái xuất hiện và hình ảnh rực hồng của lò than.
Điểm nhìn của nhà thơ lúc chiều tối không phải là đỉnh trời nữa mà là hình ảnh của cô gái xay ngô – hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối.
Bác đã quên cảnh ngộ của tù đày, lao khổ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Có thể nói Hồ Chí Minh như đã hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của những người lao động
Cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm. Qua đó đã bộc lộ khát vọng, ước muốn thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về một cuộc sống tự do.
→ Bài thơ có sự vận động của không gian, thời gian từ lúc chiều muộn cho đến chiều tối, từ nỗi buồn cô đơn, thấm mệt đến niềm vui tìm thấy trong lao động. Sự vận động ấy chỉ có ở cái nhìn lạc quan và tình yêu thương của một tâm hồn "Nâng niu tất cả chỉ quên mình".
Kết bài:
Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối của bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)
4. Mẫu 4 - Dàn ý phân tích Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
Mở bài:
Bài "Chiều tối" trích trong tập thơ "Nhật ký trong tù" của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mang đến sự thành công về mặt nội dung mà còn cho thấy tài năng của tác giả khi xây dựng hình ảnh nghệ thuật kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại.
Thân bài:
Yếu tố cổ điển |
Hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Bộc lộ tâm trạng qua thiên nhiên Bút pháp điểm xuyết – nhãn tự "hồng" Thể hiện qua thời gian nghệ thuật |
Yếu tố hiện đại |
Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ Tứ thơ vận động theo sự phát triển |
Kết bài
Khái quát về giá trị của bài thơ Chiều Tối (Hồ Chí Minh)
5. Dàn ý phân tích thiên nhiên và con người – Mẫu 5
Mở bài:
Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm “Chiều tối” trích trong “Nhật ký trong tù” và khái quát nội dung tác phẩm.
Thân bài:
Bức tranh thiên nhiên vùng núi lúc chiều tối: Những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây; Không gian rộng lớn, hoang vắng; Gợi sự cô đơn, mỏi mệt, lạc lõng
Bức tranh đời sống con người khi chiều tối: Cuộc sống lao động đời thường; Dấu hiệu của sự sống, sức sống; Ánh sáng lò than mang lại hy vọng và niềm tin
Kết bài:
Giá trị của tác phẩm: Bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, hài hòa được kết hợp giữa những mảng sáng và tối, thiên nhiên và con người.
6. Mẫu 6 - Chất thép và chất tình trong Chiều tối
Mở bài
Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Chiều tối; sau đó nêu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài
Giải thích:
-
Chất thép: là ý chí kiên cường, bất khuất, sự tự tin và niềm kiêu hãnh, luôn lạc quan tin tưởng vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng.
-
Chất tình: là những cảm xúc, tình cảm, rung động của thi nhân trước cái đẹp của tạo vật, của tình người.
Phân tích chất thép và chất tình trong Chiều tối (Mộ)
-
Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: chất tình.
-
Hai câu sau: Sự lạc quan, niềm tin, bản lĩnh vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng : chất thép.
Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác: ta thấy được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh: sự hài hòa giữa chất thép và chất tình.
Kết bài:
Khẳng định vấn đề nghị luận chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối.
7. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về Dàn ý bài thơ Chiều Tối. Qua đó là 6 dàn ý ngắn gọn, giúp bạn đạt điểm từ 6+ trở lên khi làm bài kiểm tra.