Dàn ý và 15 bài phân tích 12 câu đầu trao duyên hay
Những câu thơ đầu trong bài trao duyên là lời nhờ cậy chân thành, tha thiết của nàng Kiều với Thúy Vân. Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ Trao duyên giúp các em hiểu được hoàn cảnh của buổi trao duyên, qua đó giúp cho việc phân tích đoạn trích Trao duyên và tìm hiểu về tâm trạng nàng Kiều khi trao duyên được sâu sắc hơn.
1. Tóm tắt nội dung 12 câu đầu trao duyên
Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều sau khi phải bán mình để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Trước lúc đi xa, Kiều đã cầu xin Thúy Vân chấp nhận mối duyên thừa thay Kiều chăm sóc cho Kim Trọng.
- Khái quát nội dung 12 câu đầu: Lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng.
2. Dàn ý bài phân tích 12 câu đầu trao duyên
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Giới thiệu về 12 câu thơ đầu đoạn trích.
( Hình ảnh minh họa phân tích 12 câu đầu)
Thân bài:
Hai câu đầu: Thúy Kiều ngỏ lời cậy nhờ Thúy Vân nối duyên
- Lời lẽ:
+ “Cậy”: tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng.
→ Được đặt lên đầu câu thơ mang sức nặng của tiếng nhờ vả, Kiều đang trông mong, nguyện cầu em chấp thuận.
+ “Chịu”: sự nài nỉ, mong em thương cảm, nhún nhường mà chấp nhận giúp đỡ một điều rất khó xử.
- Hành động: “Lạy”, “thưa”:
+ Hành động không theo vai vế, vị trí.
+ Hé mở việc cậy nhờ rất hệ trọng và hàm ý sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm.
- Nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng:
+ Thành ngữ “đứt gánh tương tư” gợi sự dang dở trong tình yêu.
+ Điển tích “keo loan”: mong cầu em nối duyên với chàng Kim.
+ Từ ngữ “mặc em” thể hiện sự tin tưởng, phó thác, tin rằng em sẽ hiểu cho nỗi khó xử của mình.
Sáu câu thơ tiếp: Thúy Kiều nói về mối tình với Kim Trọng và hoàn cảnh hiện tại của mình
Mối tình Kim – Kiều sâu nặng, đẹp đẽ trong quá khứ
+ Điệp từ “khi”
+ Từ chỉ thời gian: “ngày”, “đêm”
+ Hình ảnh ước lệ: “quạt ước”, “chén thề”
→ Tình yêu đôi lứa đẹp đẽ, quấn quýt.
- Hoàn cảnh hiện tại:
+ “Sự đâu sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình.
+ “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: nàng đã quyết định bán mình chuộc cha, không thể tiếp tục duyên đôi lứa với chàng Kim.
Bốn câu thơ cuối: Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng lí lẽ, tình cảm “thấu tình đạt lí”
- Thuyết phục bằng lí lẽ: “Ngày xuân em hãy còn dài”
- Thuyết phục bằng tình cảm:
( Hình ảnh phân tích 12 câu đầu trao duyên)
+ “Xót tình máu mủ”: gợi lên tình cảm gia đình gắn bó.
+ Phép đối “tình máu mủ” – “lời nước non”: mong Thúy Vân vì tình máu mủ, hiểu thấu cho nỗi đau khổ của mình mà nối duyên với chàng Kim.
+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: gợi tả dự cảm về tương lai, cái chết cùng sự cam lòng, mãn nguyện và thanh thản của Thúy Kiều.
Đánh giá
- Về nội dung: Mười hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh nàng Kiều cậy nhờ em nối duyên với chàng Kim, qua đó, làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của nàng.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, sử dụng bút pháp lí tưởng hóa, các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, thành ngữ, điển tích.
Kết bài:
Khẳng định giá trị 12 câu thơ đầu và đoạn trích.
3. Sơ đồ tư duy 12 câu đầu trao duyên
( Hình ảnh minh họa về sơ đồ tư duy 12 câu đầu trao duyên)
4. Một số mở bài hay
Mở bài 1:
Nhắc đến văn học trung đại Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. 3254 câu thơ với nhiều đoạn trích khác nhau, mỗi đoạn trích lại gửi gắm những giá trị vô cùng sâu sắc. "Trao duyên" là một trong những đoạn trích tiêu biểu của "Truyện Kiều", tái hiện bi kịch tình yêu dang dở của Thúy Kiều và Kim Trọng. Qua đó gửi gắm giá trị nhân văn sâu sắc và khát khao hạnh phúc của con người. Điều này thể hiện rõ nhất qua 12 câu thơ đầu đoạn trích:
" Cậy em, em có chịu lời,
...
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"
Mở bài 2:
Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.
Mở bài 3:
Trao duyên nằm ở đầu phần hai: Gia biến và lưu lạc, khép lại những tháng ngày “êm đềm trướng rủ màn che” mở ra mười lăm năm lưu lạc và số phận bất hạnh của nàng Kiều. Trước khi bước vào giai đoạn đầy đau thương ấy, vào đêm cuối cùng trước khi xa nhà, Thúy Kiều đã trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Tình cảnh ấy khiến người đọc không thể cầm nước mắt và cảm thương cho số phận nàng.
Mở bài 4:
Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam về mảng ngôn từ, tác phẩm được mệnh danh là tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ nổi tiếng bậc nhất được xếp vào hàng kinh điển trong kho tàng văn học dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với tổng cộng 3254 câu thơ lục bát, nội dung kể về cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Thúy Kiều với 15 năm lưu lạc chốn phong trần. Sở dĩ tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển bởi vì nó chứa đựng nhiều những giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc cùng với những giá trị hiện thực của tác phẩm, thương xót và đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ, đồng thời phát hiện và đề cao vẻ đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến còn nhiều bất công. Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều là một trong những trích đoạn xuất sắc và thú vị, diễn tả một trong những nỗi đau lớn nhất cuộc đời của Thúy Kiều, nỗi đau từ bỏ tình yêu đầu đời, bán mình chuộc cha, mở ra bước ngoặt lớn đầy biến động trong cuộc đời nàng. Trong đó 12 câu thơ đầu, diễn tả nỗi dằn vặt khổ sở của Kiều khi phải dứt tình trao duyên cho em gái.
Mở bài số 5
Nguyễn Du là một trong những đại thi hào xuất sắc của dân tộc. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ với các tác phẩm bất hủ như: Thanh Hiên Thi tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục, Truyện Kiều… Trong đó Truyện Kiều được xem là tác phẩm đỉnh cao để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả. Với ngòi bút điêu luyện, xuất sắc Truyện Kiều đã tái hiện bi ai và chua xót cuộc đời người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Một trong những đoạn trích làm nên thành công đó của Truyện Kiều đó là đoạn trích Trao duyên với 12 câu thơ đầu thấm đẫm nước mắt nghĩa tình.
Mở bài số 6
Nhắc đến văn học Việt Nam, ngay cả bạn bè quốc tế, không ai không biết đến "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du. 3245 câu thơ lục bát, mỗi câu đều thấm vào lòng người, rung động cả thời gian. "Trao duyên" là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều. Đoạn trích đã tái hiện thành công diễn biến tâm lý phức tạp và sự giằng xé tâm trạng của Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim.
Mở bài số 7
Nhắc đến Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến “Truyện Kiều” - kiệt tác văn chương của nhân loại. Những tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và thiên “Truyện Kiều” nói riêng đã đóng góp một phần quan trọng đối với nền văn học, văn hóa nước nhà. Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong tác phẩm từ câu thơ 723 đến câu 756, nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đây là một trích đoạn đầy nghịch cảnh éo le và bi kịch, gây sự xúc động mạnh trong lòng người đọc.
5. Một số kết bài hay
Kết bài 1:
Đoạn trích "Trao duyên" của tác giả Nguyễn Du chính là bước mở đầu cho chuỗi ngày tháng đầy đau khổ sau này của nàng Kiều. Tuy 12 câu thơ đầu của đoạn trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho ta thấy được tài năng nghệ thuật trong miêu tả cảnh và tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.
Kết bài 2:
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.
Kết bài 3:
Chỉ với 12 câu thơ nhưng tác giả Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi phải dứt tình ra đi, để giữ trọn chữ hiếu với gia đình, cứu những người thân của mình. Qua đó, nó cũng cho người đọc thấy được bi kịch nghiệt ngã của người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều nhưng phải chịu đau khổ, trong cuộc sống.
Kết bài số 4:
Đoạn Trao duyên, về hình thức, được trình bày như là lời tâm sự, giãi bày của Kiều với Vân, tức là bằng ngôn ngữ đối thoại. Hình thức đối thoại ấy rõ nhất là ở mấy câu thơ đầu, nhưng càng ngày càng mờ nhạt dần. Sự thật, cả cạn thơ chỉ thấy ngôn ngữ của Kiều, không thấy lời đáp lại của Vân. Hình thức đối thoại được dần dần chuyển thành hình thức độc thoại nội tâm. Ngòi bút bậc thầy tâm lí mà Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí Thúy Kiều trong cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm sự, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận mắt cảnh trao duyên chứ không phải được nghệ thuật lại cảnh này.
Kết bài số 5:
Chỉ với 12 câu thơ, Nguyễn Du đã thành công sử dụng thể thơ lục bát cùng những ngôn từ tinh tế. Qua đó khắc họa được bi kịch nghiệt ngã của Thúy Kiều cùng tâm trạng đau đớn, dằn vặt của nàng. Ngòi bút tài hoa cùng tấm lòng nhân đạo của tác giả đã tái hiện đầy xúc động nội tâm nhân vật. Không chỉ bộc lộ sự khéo léo thông minh mà còn ngợi ca tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
12 câu thơ cùng đoạn trích "Trao duyên" từ đó đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị đặc sắc của "Truyện Kiều". Để rồi bao năm tháng trôi đi, "Truyện Kiều" vẫn sống mãi trong lòng người đọc, trở thành niềm tự hào văn học của cả dân tộc Việt Nam.
Kết bài số 6:
Đoạn trích "Trao duyên" của tác giả Nguyễn Du chính là bước mở đầu cho chuỗi ngày tháng đầy đau khổ sau này của nàng Kiều. Tuy 12 câu thơ đầu của đoạn trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho ta thấy được tài năng nghệ thuật trong miêu tả cảnh và tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.
Kết bài số 7:
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.
Trên đây là những thông tin hữu ích về phân tích 12 câu đầu trao duyên mà Studytienganh.vn mang lại cho các bạn. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích nhé!