Nội dung bài thơ quê hương (Tế Hanh) nói lên điều gì ?
Bài viết dưới đây của Studytienganh sẽ giới thiệu đến bạn nội dung bài thơ Quê hương. Bạn hãy theo dõi và đừng bỏ qua chi tiết nào trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu nội dung chính của bài thơ Quê Hương
Cùng Studytienganh tìm hiểu nội dung bài thơ Quê hương
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một miền quê vùng biển với những vần thơ đơn giản mà bình dị. Bài thơ nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của họ. Qua đó, chúng ta thấy được tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
Quê hương trong tâm trí của tác giả được thể hiện thông qua câu thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”. Đây là cách gọi giản dị, tự nhiên mà đầy thương yêu, qua đó giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chài lưới.
Đoàn tàu ra khơi vào thời điểm “sớm mai hồng”, nó gợi lên niềm tin, hy vọng với một chuyến ra khơi bình an và nhiều thành quả. “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” và “rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” là những câu thơ diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi, đó là một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn.
Với bút pháp lãng mạn, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã làm cho cảnh dân chài bơi biển đi đánh cá là một cảnh tượng đẹp, đầy sức sống và đầy hứa hẹn. Người dân đánh cá xuất hiện với hình ảnh “làn da ngăm rám nắng” và “cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Đây là hình ảnh vừa chân thực vừa lãng mạn, khắc họa vẻ đẹp giản dị, khỏe khoắn và thơ mộng của dân chài lưới.
Tìm hiểu nội dung bài thơ Quê hương
Sau chuyến ra khơi, “cá đầy ghe” là thành quả mà mỗi người dân làng chài đều mong đến sau mỗi chuyến ra khơi. Không khí “ồn ào”, “tấp nập” tái hiện được niềm vui và phấn khởi của người dân sau một chuyến hoạt động hết công suất. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” khiến cho con thuyền hiện lên như con người. Biết nghỉ ngơi và thư giãn sau một hành trình ra khơi đầy vất vả qua nghệ thuật ẩn dụ.
Bên cạnh đó là nỗi lòng của người xa quê, được thể hiện qua nhịp thơ da diết, điệp từ nhớ, làm cho nỗi nhớ quê hương của tác giả ngày càng da diết. Là nỗi nhớ màu sắc, cảnh vật và hình dáng con thuyền. Với mùi vị đặc trưng của làng chài “mùi nồng mặn” với nắng, gió, vị muối và tình quê sâu nặng.
Bài thơ nổi bật lên với hình ảnh so sánh, nhân hóa, động từ, từ láy, câu cảm thán với giọng thơ mượt mà cùng bút pháp lãng mạn. Đồng thời, là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết với quê hương làng biển.
2. Sơ lược về tác giả của bài thơ
Tác giả Tế Hanh - Tìm hiểu nội dung bài thơ Quê hương
Tế Hanh sinh năm 1921 mất năm 2009, ông có tên khai sinh là Trần Tế Hanh, được sinh ra tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi. Tế Hanh có mặt trong phong trào Thơ mới tại chặng cuối khoảng năm 1940 - 1945. Những bài thơ của ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết trong suốt thời gian đó.
Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác để phục vụ cho cách mạng và kháng chiến. Tế Hanh được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết quê hương miền Nam cùng với niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
Năm 1996, Tế Hanh được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),...
Trong suốt đời thơ của Tế Hanh, Quê hương là nguồn cảm hứng lớn, là sự mở đầu. Bài thơ Quê hương được rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên được xuất bản năm 1945.
3. Lời kết
Trên đây là bài viết về nội dung bài thơ Quê hương. Hy vọng bạn sẽ nắm được nội dung của bài thơ này và có những giờ học Ngữ văn hiệu quả. Hãy theo dõi Studytienganh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích!