Chú Cuội có thật không, nguồn gốc nhân vật chú Cuội và chị Hằn
Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với hình ảnh Chú Cuội, Chị Hằng và đêm trung thu rước đèn ông sao. Chắc hẳn hồi còn thơ bé ai cũng đặt ra câu hỏi Chú Cuội có thật không? Cùng studytienganh đi tìm hiểu nguồn gốc của nhân vật chú Cuội và chị Hằng ngay thôi nào!
1. Chú cuội có thật không
Chú Cuội thực ra vốn là hình ảnh giàu tính tưởng tượng của người xưa khi nhìn lên chỗ lõm của mặt trăng. Vào những đêm trăng thanh gió mát, ánh trăng tỏa sáng, trên mặt trăng có những hình thù giống hệt như hình ảnh một chàng trai ngồi bên gốc cây đa như trong câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường nghe.
Những chỗ lõm trên bề mặt của mặt trăng đã được con người nhân hóa
Vậy nên đừng ai nói chú Cuội là người Việt Nam đầu tiên trên thế giới bay vào cung trăng nha!
2. Nguồn gốc chú cuội và chị Hằng
Câu chuyện về chú cuộc của chúng ta được biết đến với tên gọi “ cây thuốc cải tử hoàn sinh” hay “ sự tích chú Cuội cung trăng” . Ở Việt Nam đó là hình ảnh chú cuội gắn liền với gốc cây đa. Tuy nhiên ở Trung Quốc lại là hình ảnh của vị tiên nhân tên Ngô Cương cùng cây quế thần cao 500 trượng.
Trong văn hóa Việt Nam chúng ta lưu truyền câu chuyện chàng trai tên Cuội bất ngờ đụng độ với hổ dữ. Nhờ đó mà vô tình phát hiện ra cây thuốc cải tử hoàn sinh. Sau đó, anh dùng cây thuốc quý đó chữa bệnh cho vợ và dân làng.
Chẳng may một lần người vợ sơ ý quên lời chồng dặn đã làm cho cây quý bật rễ và bay lên trời. Chàng Cuội vì tiếc cây thuốc nên cố bám vào cây để kéo cây xuống, kết quả là cả chú Cuội và cây đa quý cùng nhau bay lên cung trăng kể từ đó.
Hình ảnh chú Cuội cùng cây đa bay lên cung trăng trong sự tích về chú Cuội
Đi liền với hình ảnh chú Cuội trong văn hóa phương Đông đó chính là hình ảnh của Chị Hằng. Theo truyền thuyết, Hằng Nga được mô tả là một người phụ nữ xinh đẹp, vốn là vợ của Hậu Nghệ - người đã dùng Băng Cung Huyền Tiễn bắn rụng 9 mặt trời giúp nhân gian thoát cơn hủy diệt.
Hình ảnh chị Hằng Nga dịu hiền như ánh trắng tươi mát
Về Sau Hằng Nga được Tây Vương Mẫu tặng thuốc trường sinh, song do hiệu lực của thuốc quá mạnh, nàng đã bay lên trời. Không lâu sau có một cặp thỏ tu luyện đắc đạo thành tiên vì cảm mến sự nhân từ của Hằng Nga đối với nhân gian nên đã phái thỏ út lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng.
3. Những ca dao tục ngữ về hình ảnh Chú Cuội và chị Hằng
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa
( ca dao tục ngữ Việt Nam)
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
( Tản Đà)
Trăng soi tóc thề, đưa trai gái về
Tình ơi! Nửa đường thôn quê, gặp đàn em bé hát vè một câu:
Câu thơ chú cuội mà lấy tiên nga, Cuội ơi!
( Chú Cuội - Phạm Duy)
Hình ảnh chú Cuội và chị Hằng là những hình ảnh đẹp trong văn hóa Việt Nam cũng như các nước đồng văn khác nói chung. Hơn nữa đó là những mỹ từ gắn liền với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam. Hy vọng bài viết ngày hôm nay studytienganh đã mang đến cho bạn những hồi ức đẹp đẽ cũng như giải đáp Chú Cuội có thật không gắn liền với tuổi thơ chúng tơ