Tình thái từ là gì, phân loại, cách đặt câu và ví dụ về tình thái từ
Tình thái từ rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta nhưng không phải ai cũng phân biệt được tình thái từ chính xác là gì. Vậy hãy cùng studytienganh tìm hiểu tình thái từ là gì và cách dùng tình thái từ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tình thái từ là gì
Tình thái từ biểu thị cảm xúc, tình cảm của người nói, viết
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo thành các cụm từ nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán phản ánh tình cảm, cảm xúc của người nói. |
Tình thái từ có mục đích cơ bản:
- Tạo câu theo mục đích nói.
- Thể hiện sắc thái tình cảm cho câu.
- Thể hiện sự hoài nghi, nghi ngờ.
Ví dụ:
+ Tỏ thái độ nghi ngờ:
- Máy tính này hoạt động được không vậy?
- Bạn đã thực sự đọc hết hai cuốn tiểu thuyết trong một ngày ư?
+ Tỏ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ:
- Linh được 10 điểm toán kiểm tra cuối kỳ ư?
2. Phân loại tình thái từ
Tình thái từ phân loại theo chức năng của chúng
Có hai loại tình thái từ:
- Các từ thêm vào hình thành câu nghi vấn. Ví dụ: à, ừ, chứ, chăng, ...Các loại từ chỉ Tình thái từ bao gồm: các cụm từ mệnh lệnh như đi, nào, hãy ... hoặc các câu cảm thán như thay, sao…
- Các từ được sử dụng để thể hiện tình cảm và thái độ của người nói như nhé, ạ, cơ, vậy,...
Lưu ý: Việc phân loại chỉ có mức độ tương đối vì một số phương thức thuộc loại thứ nhất là một cách tạo câu dựa trên mục đích của lời nói và cũng có khả năng truyền đạt cảm xúc và quan điểm của người nói.
- + Bày tỏ nghi vấn, thường có các cụm từ như à, hả, thật sao...
- + Bổ ngữ, thường dùng trong các cụm từ có từ như: đi, hãy, nào ...
- + Phương thức hoạt động cảm thán thường bao gồm các từ ngữ trong câu như: ôi, trời ơi, sao….
- + Các tính từ thể hiện biểu cảm, cảm xúc như mà, cơ, ôi...
3. Cách đặt câu với tình thái từ
Đặt câu với tình thái từ theo mục đích mà bạn muốn biểu đạt
Trong các tình huống giao tiếp, tình thái từ được sử dụng phổ biến, căn cứ vào đối tượng giao tiếp để điều chỉnh sao cho phù hợp. Có một số yếu tố cần lưu ý khi sử dụng tình thái từ:
- Nên thêm từ “ạ” vào cuối câu nói để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với những người lớn tuổi hơn.
Ví dụ:
- Con chào bác ạ.
- Con đã nấu cơm và dọn nhà xong rồi mẹ ạ.
- Thể hiện sự miễn cưỡng bằng cách đặt từ “vậy" ở cuối câu.
Ví dụ:
- Không có nơi nào bán ô cả, tôi đành phải dùng tạm chiếc ô gãy này vậy
- Mọi người đều đã xuất phát hết cả rồi bây giờ tôi đành đi môt mình vậy.
- Ở cuối câu nói, sử dụng từ "mà" để giải thích.
Ví dụ:
- Tôi đã giải thích với bạn vào buổi chiều ngày hôm qua rồi mà.
- Mẹ đã dặn con phải mang áo mưa đi rồi mà.
4. Ví dụ về tình thái từ
+ Ví dụ về tình thái từ nhằm để hỏi:
- Mai bạn được nghỉ hả?
- Thứ 7 này trường Linh tổ chức liveshow à?
- Con mèo lại đi chơi rồi chăng?…
+ Ví dụ về tình thái từ nhằm để cầu khiến:
- Huy ơi đi về thôi!
- Cô lấy cho cháu chai nước với ạ!
- Minh giải giúp tớ bài tập này nhé!
- Ngọc nhớ mang giày nghe!
+ Ví dụ về tình thái từ nhằm bộc lộ cảm xúc:
- Linh sẽ đi du học thật ư!
- Con được nhận học bổng toàn phần của Havard thật sao!
- Sao cậu lại làm như thế? Cậu làm tớ khó chịu lắm đấy!
Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu rõ tình thái từ là gì và nắm chắc cách sử dụng những từ này nhé! Chúc các bạn học tập thật vui vẻ và hiệu quả! Đừng quên theo dõi studytienganh để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!