Chơi chữ là gì, tác dụng và khi nào sử dụng nghệ thuật chơi chữ
Văn học nghệ thuật nước ta từ xưa đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ để làm sinh động câu chữ và ý nghĩa. Chơi chữ là một trong những lối dùng từ đặc biệt mang nét riêng của thơ ca Việt Nam. Vậy cụ thể chơi chữ là gì, tác dụng và khi nào cần sử dụng biện pháp nghệ thuật này? Hãy cùng tìm hiểu với studytienganh qua bài viết sau đây bạn nhé!
1. Chơi chữ là gì
- Chơi chữ là “lợi dụng các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm,….trong ngôn ngữ để ra gây một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm, hài hước…..trong lời nói hay thơ ca. Nó được dùng như một biện pháp tu từ đặc trưng của tiếng Việt, trong đó văn tự, văn cảnh, ngữ âm, ngữ nghĩa,….được vận dụng một cách vô cùng khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, hài hước cho người thưởng thức.”( Theo Từ Điển Văn Học tập 1, Hà Nội Khoa Học Xã Hội, trang 104).
Chơi chữ đã được vận dụng vào văn học nghệ thuật từ lâu đời
2. Tác dụng chơi chữ
Chơi chữ là một trong những biện pháp tu từ xuất hiện từ lâu và bắt nguồn từ đời sống xã hội để phát triển dần lên nên thường gần gũi với ngôn ngữ đời thường.
-
Biện pháp chơi chữ giúp câu văn thể hiện sự hài hước dí dỏm nên gây nhiều hứng thú ấn tượng với người đọc, người nghe hơn. Đây cũng chính là điểm nhấn giúp bài viết, lời nói chứa chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.
-
-
Bằng cách chơi chữ cho thấy sự khéo léo của tác giả biết lồng ghép câu từ với ý nghĩa, khiến câu văn mang đậm sự trào phúng, ý nghĩa sâu sắc nhưng tinh tế không lộ liễu.
-
-
Chơi chữ được đánh giá là biện pháp tu từ dễ tiếp cận và mang tính giáo dục cao.
Chơi chữ thường mang sự dí dỏm nhưng ý nghĩa sâu sắc
3. Khi nào sử dụng nghệ thuật chơi chữ
Khác với các phép tu từ nghệ thuật khác, chơi chữ gần gũi nên được sử dụng rất phổ biến cả trong thơ ca văn học đến đời sống thường ngày.
Khi người thể hiện muốn trình bày vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc và tinh tế qua từ ngữ đồng thời tạo nên sự vui vẻ hài hước trong cách trình bày chính là lúc sử dụng nghệ thuật chơi chữ. Chơi chữ có thể xuất hiện ở:
Trong văn học, thơ ca: Đây chắc chắn là nơi để chơi chữ thể hiện tính nghệ thuật của nó. Qua đôi tay khéo léo của các nhà thơ, nhà văn nghệ thuật chơi chữ được thể hiện đa dạng nhiều kiểu như: điệp âm, đồng âm, nói lái,...
Ví dụ:
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.
Trong câu đối, da dao: Chơi chữ được cho là quan trọng và xuất hiện nhiều trong ca dao, câu đối xưa vì sự vui vẻ nó đem đến cho người nói, người nghe cũng như những thông điệp thâm sâu đầy tính giáo dục.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa.
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
Trong giao tiếp hằng ngày:
Trước khi đi vào văn chương, thuật chơi chữ thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Nhờ tính hài hước, dí dỏm, thông minh và sâu sắc vốn có của người Việt lại thêm chất liệu ngôn từ phong phú nên thói quen chơi chữ cũng được hình thành và phổ biến rộng rãi.
Ví dụ:
“Cá thể thì thế cả”
“Vấn đề đầu tiên là tiền đâu”
Biết được chơi chữ là gì và hiểu hơn về tác dụng hay các trường hợp sử dụng của nó giúp bạn nắm bắt ý nghĩa của câu từ và yêu hơn sự đa dạng phong phú của tiếng Việt. Để biết thêm những kiến thức về đời sống, giáo dục,.... hãy truy cập studytienganh mỗi ngày bạn nhé!