Khái niệm ca dao là gì, phân loại và ví dụ về ca dao
Ca dao là một từ rất quen thuộc với mỗi chúng ta, từ khi sinh ra chúng ta lớn lên trong câu ca dao ru ngủ của mẹ, trưởng thành dưới sự dạy dỗ của thầy cô về những bài ca dao của thế hệ trước. Vậy ca dao là gì? Hãy cùng studytienganh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ca dao là gì
Ca dao đúc kết nhiều kinh nghiệm xương máu của ông cha ta
Ca dao - nét nghệ thuật độc đáo đến từ người dân lao động
Ca dao là thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể nào thường được viết dưới dạng thơ lục bát để dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người viết người nói về đủ mọi đề tài trong cuộc sống.
Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là một bài hát có chương, giai điệu, còn dao là một bài hát ngắn, không có giai điệu hoặc chương khúc.
Ca dao Việt Nam được sáng tác và truyền miệng bởi những người dân lao động từ thưở xa xưa, không ai biết dân ca có nguồn gốc từ đâu và do ai sáng tác. Ngày nay dân ca vẫn được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và trong nhiều tác phẩm văn học.
Đặc điểm của ca dao - giản dị, dân dã nhưng sâu sắc thắm đượm tình người
- Về nội dung:
Ca dao thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm, tâm tư của con người trong các mối quan hệ như tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, gia đình, dân tộc… Ngoài ra, nó còn phản ánh quá khứ của nhân dân, lịch sử và truyền thống dân tộc Việt Nam.
Các chủ đề cơ bản của ca dao cụ thể là tiếng hát than thân, bài ca ân tình, trọng nghĩa, được cất lên từ cuộc đời cay đắng, khốn khó nhưng đầy yêu thương của người dân Việt Nam.
- Về nghệ thuật:
Ca dao là những sáng tác ngắn gọn được viết theo thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát nên dễ thuộc.
Ngôn ngữ của ca dao rất mộc mạc, giản dị, dễ hiểu và gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân lao động.
Giàu tính nghệ thuật, thường sử dụng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh.
Cách diễn đạt mang âm hưởng dân gian mạnh mẽ.
Cấu trúc được sắp xếp thành ba loại phổ biến: Ngẫu nhiên không có chủ đề cụ thể; cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên, cấu trúc theo lối đối thoại.
2. Phân loại ca dao
Mỗi thể loại ca dao phục vụ một mục đích khác nhau
- Đồng dao: thơ ca dân gian truyền miệng về công việc và thú tiêu khiển của trẻ em.
- Ca dao lao động: Được sáng tác xuyên suốt quá trình lao động sản xuất của nhân dân, đúc kết nhiều kinh nghiệm sống của cha ông ta.
- Ca dao ru con: Thường được sử dụng để ru con ngủ.
- Ca dao về nghi lễ và phong tục: thể hiện các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân.
- Ca dao châm biếm dí dỏm, vui nhộn: thể hiện thái độ lạc quan vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của con người.
- Ca dao trữ tình: Đây là hình thức ca dao thiên về cảm xúc, chủ yếu dùng để khắc họa tâm trạng, tình cảm, sự tự tin của chủ thể.
- Ca dao than thân trách phận: Là tiếng nói cất lên từ cuộc sống của những con người trong xã hội cũ lầm than, khốn khó, vì xã hội “thấp cổ bé họng” mà họ phải gánh muôn vàn bạo ngược, sỉ nhục, và cay đắng.
3. Ví dụ về ca dao
Ca dao phản ánh tâm tư tình cảm của người dân lao động
- Đi mô cũng nhớ quê mình,
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.
- Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
- Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
- Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
- Bà Bảy đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồng.
Qua bài viết này, studytienganh hy vọng có thể giúp các bạn hiểu thêm ca dao là gì, cũng như thêm yêu quý và trân trọng kho tàng văn học dân gian của Việt Nam. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ các bạn khám phá ở studytienganh đấy, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác của studytienganh!