Trân Thành hay Chân Thành đúng trong chính tả Tiếng Việt
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”- Quả đúng là như vậy, tiếng Việt luôn gây khó khăn không chỉ cho những người nước ngoài mà đôi khi người Việt Nam cũng sẽ bối rối trước tiếng Việt. Đặc biệt là vấn đề chính tả, rất dễ gây nhầm lẫn. Một trong những nhầm lẫn chính tả phổ biến và nhiều người mắc phải chính là liệu ‘trân thành’ hay ‘chân thành’ mới đúng trong chính tả Tiếng Việt?
1. Trân Thành hay Chân Thành đúng chính tả
Hai từ này có lẽ được nhiều người hay dùng sai nhất, vì chữ Trân được nhiều người sử dụng qua một vài cụm từ như: Trân trọng cảm ơn, Trân trọng kính mời,… Và vì cả hai từ “trân trọng” và “chân thành” tuy có nghĩa khác nhau nhưng đều mang sắc thái lịch sự và tôn trọng nên mọi người rất dễ nhầm lẫn giữa hai phụ âm "Tr" và "Ch". Tuy nhiên, nếu bạn viết "Trân trọng" thì hoàn toàn sai chính tả. Cách viết đúng tiếng Việt phải là “Chân thành”. Từ "Trân trọng" nếu viết trong văn bản sẽ chẳng mang bất kỳ ý nghĩa gì.
(Trân Thành hay Chân Thành mới đúng chính tả)
Vậy lý do gì dẫn đến tình trạng mọi người dễ nhầm lẫn một lỗi chính tả căn bản như vậy? Có lẽ là do một vài lý do như sau.
- Lý do đầu tiên là do không có thói quen đọc sách, báo.Thói quen đọc sách có thể giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, tri thức, khoa học kỹ thuật. Sách truyện giúp chúng ta phát triển trí tưởng tượng phong phú hơn, và một số thể loại còn có thể gợi lên những cảm xúc như vui, buồn, mong đợi và ngạc nhiên. Nhưng nếu bạn để ý kỹ hơn một chút, bạn có thể thấy rằng những câu chữ trong sách, báo hiếm khi bị sai chính tả. Điều này là do sách, báo luôn phải trải qua một công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt những từ ngữ, chính tả, ngữ pháp, nội dung, thông tin trước khi nó được xuất bản. Khi đã đọc nhiều, bạn sẽ dần quen với mặt chữ và sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn.
- Lý do thứ hai là do việc phát âm không đúng dẫn đến khi viết cũng bị sai. Tuy có cách viết khác nhau, nhưng cả hai phụ âm “Tr” và “Ch” đều được đa số người miền Bắc phát âm là “chờ”. Họ thường phân biệt hai từ này bằng cách nói “Chờ nặng” hay “Chờ nhẹ”. Nếu nói “Chờ nặng” là chỉ phụ âm “Tr”, “Chờ nhẹ” là chỉ phụ âm “Ch”. Ngay cả đối với người Hà Nội, luôn được coi là nơi có ngôn ngữ chuẩn thì vẫn thường xuyên phát âm “Tr” và “Ch” giống hệt nhau, không uốn lưỡi. Vì vậy những người không để ý cẩn thận đôi khi sẽ viết sai chính tả.
2. Ý nghĩa của từ Chân Thành
Chân thành là từ thường xuyên được sử dụng trong đời sống hàng ngày dù ở văn nói hay văn viết. Đây là cụm từ mang ý nghĩa diễn tả sự rất thành thật, xuất phát từ tận đáy lòng. Nếu một người chân thành làm cái gì đó nghĩa là người đó thực sự muốn làm chứ không phải chỉ là lời nói ba hoa, sáo rỗng. Chúng ta vẫn thường hay nghe những câu tỏ tình ngọt ngào, dễ thương của những cặp đôi dành cho nhau, như là “Anh yêu em chân thành”, hay “ Tình cảm anh dành cho em rất chân thành”. Khi đã hiểu được ý nghĩa thật sự của cụm từ này, mọi người sẽ biết cách sử dụng nó một cách hợp lý và đúng cách, đừng dùng nó một cách bừa bãi và vô nghĩa.
3. Những câu nói hay với từ Chân Thành
Sau đây là những câu nói hay với từ Chân thành mà chúng tôi đã sưu tầm và đem đến cho các bạn.
(Sưu tầm - Những câu nói hay với từ chân thành)
- Nếu không có niềm tin thì sẽ không bao giờ là mãi mãi. Và nếu không có lòng chân thành thì mọi thứ cũng bằng không.
- Tôi thà bị phát hiện là nhầm lẫn nghiêm trọng trong phán xét, còn hơn bị lên án là thiếu chân thành, dù chỉ một chút xíu.
- (I would much rather be found guilty of making a serious mistake in judgment than to be accused of being even a little bit insincere. - John Quincy Adams)
- Lòng nhiệt tình là thiên tài của sự chân thành, và sự thật không giành được chiến thắng nào nếu thiếu nó.
- (Enthusiasm is the genius of sincerity and truth that accomplishes no victories without it. - Edward Bulwer Lytton)
- Chỉ những người đã học được quyền năng của sự chân thành và cống hiến vị tha mới trải nghiệm được niềm vui sâu sắc nhất của cuộc đời: sự viên mãn.
- (Only those who have learned the power of sincere and selfless contribution experience life’s deepest joy: true fulfillment. - Tony Robbins)
- Lời yêu chân thành nhất, ngược lại, chẳng đòi hỏi và mong cầu gì. Vì chỉ cần nhìn thấy nhau và biết rằng chúng ta vẫn còn sống dưới chung bầu trời, ướt cùng một cơn mưa, là đủ. (Đường hai ngả - người thương thành lạ – Anh Khang)
- Quan trọng không phải là bạn nói thế nào, mà là lời bạn nói nghe chân thành đến bao nhiêu.
- (It’s never what you say, but how you make it sound sincere. - Marya Mannes)
- Nước không có hương vị kích thích, nhưng là người, vĩnh viễn sẽ không ghét nước. Cũng như vậy, tình bạn chân thành vĩnh viễn không cần biểu lộ đặc biệt. (Khuyết danh)
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết Trân Thành hay Chân Thành đúng trong chính tả Tiếng Việt. Mong những nội dung trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong cuộc sống. Chúc các bạn một ngày mới tốt lành.