Những bài cúng rằm tháng Giêng
Những bài cúng rằm tháng Giêng như thế nào là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc để chuẩn bị cho cúng Rằm tháng Giêng hằng năm. Ở bài viết dưới đây, Studytienganh sẽ chia sẻ với bạn với những bài cúng dành cho rằm tháng giêng được nhiều người sử dụng nhất để tham khảo.
1. Rằm tháng Giêng là gì
Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên,... Đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Rằm tháng Giêng bắt đầu từ đêm 14 đến hết ngày 15 của tháng Giêng tính theo Âm lịch.
Có thể thấy từ xa xưa, Rằm tháng Giêng đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng trong tâm trí người Việt. Vào ngày này, dù có bận rộn như thế nào thì người Việt vẫn dành thời gian để đi chùa hoặc làm lễ cúng. Đây là dịp để mọi người bày tỏ tấm lòng thành của mình đến thần linh và tổ tiên và cầu mong cho một năm mới nhiều bình an, thuận lợi và may mắn.
Rằm tháng Giêng là ngày gì?
2. Top 2+ bài cúng rằm tháng Giêng hay được sử dụng
Bài khấn Rằm tháng Giêng ngắn gọn
Con kính lạy thần linh thổ địa… Gia tiên họ… và chư vị tiên linh. Hôm nay ngày rằm tháng Giêng, năm …
Chúng con là…, ngụ tại…
Chúng con thành tâm bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén hương, dốc lòng bái thỉnh.
Xin phù hộ độ trì cho chúng con sức khỏe, gia đạo bình an, một năm bình yên như ý.
Một số bài cúng Rằm tháng Giêng hay
Bài cúng Rằm tháng Giêng để cúng tổ tiên
Nam Mô A di đà Phật! (3 lần)
Con thành tâm cúi lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con thành tâm lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con thành tâm kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Con là:... Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày 15/01 nhằm ngày Rằm tháng Giêng năm …, thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, trà quả cúng dâng, bày ra trước án.
Con xin thành tâm cúi mời các chư vị Đại Vương, Thần linh thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân, Tài thần, Long Mạch, Ngũ Phương chứng giám cho lòng thành của con, thụ hưởng lễ vật.
Con xin thành tâm cúi mời các cụ Tổ Tỷ, Tổ Khảo, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ … chứng giám cho lòng thành của con, thụ hưởng lễ vật.
Kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về chứng giám cho lòng thành của con, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình con toàn gia an lạc, công việc thuận lợi. Mọi người nhận được bình an, vinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, sở nguyện lòng tâm.
Nam Mô A di đà Phật! (3 lần)
3. Những thứ cần chuẩn bị để cúng Rằm tháng Giêng
Để chuẩn bị cho một mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ, mọi người cần chuẩn bị những thứ gồm: Hương - Hoa - Trà - Quả - Thực.
-
Hương: Các loại nhang có hương thơm dịu nhẹ. Không nên dịch chuyển bát hương, nếu có hãy thắp một nén nhang để xin thần linh Thổ địa, tổ tiên.
-
Hoa: Các loại hoa tươi có hương thơm như cúc vạn thọ, cúc vàng, huệ trắng,... Không nên dùng hoa giả để trên bàn thờ vì điều đó sẽ khiến việc cúng rằm trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành của gia chủ.
-
Trà: Nước trà tỏa hương 6 vị nuôi sống tất cả mọi người, mọi vật là đắng, cay, chua, mặn, ngọt, chát.
-
Quả: Các loại quả tươi, chín, được lựa chọn kỹ lưỡng. Số lượng tùy ý, không kiêng kỵ chẵn hay lẻ.
-
Thực: Những món ăn như bánh chưng, xôi, các món ăn mặn,... (kiêng để bia, rượu trên bàn thờ). Nếu cúng chay, không nên sử dụng đồ chay giả mặn để cúng. Đặc biệt, không được cúng thủ lợn.
Một số món ăn dùng cúng trong Rằm tháng Giêng
4. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về vài nét về Rằm tháng Giêng và những bài cúng Rằm tháng Giêng mà được nhiều người sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về Rằm tháng Giêng và nắm được sơ lược các bài cúng để sử dụng để cúng Rằm mỗi năm.