Truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương

Phù đổng thiên vương là ai? Danh xưng này từ đâu mà có? Trong nhận thức của người Việt Phù đổng thiên vương biểu đạt cho sức mạnh to lớn, chiến đấu quên mình bảo vệ vững chắc non sông đất Việt. Để có thể hiểu hơn về danh xưng này cũng như những truyền thuyết từ thời ông cha ta ngày xưa đã để lại, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều điều hay và bổ ích nhé!

 

Tiểu sử về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng

 

Từ một truyền thuyết mang màu sắc huyền bí trong Chích quái, Phù Đổng Thiên vương đã được sử thần nhà Lê cải biến thành hình ảnh của một vị anh hùng chân thực hơn, mang theo một thông điệp chính trị để người dân Việt mãi ghi nhớ công ơn lập quốc của Lê Thái Tổ.

 

Trong tích truyện dân gian, chúng ta có một Thánh Gióng hoàn toàn thuộc về nhân dân, còn vai trò của vua Hùng không hơn gì một thanh kiếm gãy.

 

Phù đổng thiên vương là ai

Tượng đài Phù đổng thiên vương cho tới ngày nay

 

Truyền thuyết đánh giặc cứu nước của Phù Đổng Thiên Vương (hay còn gọi là Đổng Thiên vương, Sóc Thiên Vương, Xung Thiên Thần vương, Thánh Gióng) được ghi chép sớm nhất dưới dạng văn bản là Lĩnh Nam chích quái (từ đây gọi tắt là Chích quái)1, ra đời dưới thời nhà Trần. Sang thời nhà Lê, vua Thánh Tông sai sử quan Ngô Sĩ Liên sưu tập sách vở các đời để chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư (từ đây gọi tắt là Toàn thư).

 

Phù Đổng Thiên Vương qua lời kể Toàn thư và Trích quái

 

Tiếp nối câu chuyện “cha rồng mẹ tiên”, coi năm mươi người con theo cha xuống thủy phủ không phải loài người, Chích quái cho Long vương (chỉ Lạc Long quân) điều khiển “quân âm” giúp đỡ (nguyên văn: dĩ âm tương chi). Yếu tố này không hợp với tinh thần “Kinh Trại chung gốc” của nhà Lê nên Toàn thư lược bỏ. Thay vào đó, khi đất nước lâm nguy thì vua nước Nam “sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc”.

 

Phù đổng thiên vương là ai

Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương

 

Chích quái tiếp tục kể về sự ra đời của cậu bé làng Phù Đổng (Sau này là Thánh Gióng), và cậu bé ba tuổi không biết nói ấy tự dưng đột nhiên trò chuyện với mẹ, rồi nhắn với sứ giả của vua “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?”

 

Ngô Sĩ Liên đã lược đi cây roi và chiếc nón của Đổng Thiên Vương, khiến cho hình ảnh của vị thánh xuất thân dân dã trở nên rất gần với hình ảnh của vị anh hùng Lê Lợi, chỉ với một thanh kiếm Thuận Thiên mà đánh đuổi được quân xâm lược, đem lại hòa bình, độc lập cho nước Việt.

 

Quá trình trưởng thành và chiến đấu của Thánh Gióng với giặc lại là một điểm khác biệt cực kỳ lớn giữa Toàn thư với Chích quái. Chích quái kể rằng vua sai người ban ngựa, gươm, roi, mũ tới cho Thánh Gióng, rồi “Con cả cười bảo rằng: ‘Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo.’ Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ.

 

Phù đổng thiên vương là ai

Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương

 

Đổng Thiên Vương trong Toàn thư không vươn mình lớn dậy, cũng không cần nhân dân nuôi nấng. Cho tới khi đánh giặc rồi về trời, cậu vẫn là một cậu bé:

 

“Đứa trẻ (nguyên văn: 小兒 – tiểu nhi) phi ngựa lên trời mà đi”.

 

Đoạn văn cho thấy vua Hùng đã sai mang ngựa và vũ khí tới làng Phù Đổng cho cậu bé, trong khi Toàn thư viết khác: “Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau…” Toàn thư đã tạo cho người đọc cảm giác vua triệu cậu bé vào triều rồi ban gươm phong tướng, sai đi giết giặc, rất khác với sự thụ động trong Chích quái, đem ngựa và vũ khí tới rồi phó mặc cho cậu bé tự hành động.

 

Hình ảnh của vua Lê Lợi đã được Lam Sơn thực lục khắc họa là vị anh hùng gắn với thanh kiếm Thuận Thiên. Tượng đài Lê Lợi ở TP Thanh Hóa.

 

Những điểm khác biệt kể trên dẫn tới cách nhìn Đổng Thiên Vương trong Toàn thư như là một vị tướng do trời ban cho vua Hùng, làm người dẫn đầu đạo quân của vua để dẹp giặc. Ông chỉ thác sinh trong dân gian, mà không do dân gian nuôi nấng để trở thành người khổng lồ Thánh Gióng. Bên cạnh đó, chi tiết “quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau” lại tạo cho ta cảm giác thành phần hỗn tạp của quân giặc chứ không chỉ thuần một đám “giặc phương Bắc”.

 

Lễ hội Phù đổng

 

Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào 6/1 âm lịch và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mùng 9/4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

 

Phù đổng thiên vương là ai

Lễ hội đền Gióng

 

Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: “Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng”.

 

Tượng đài Phù đổng

 

Được khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2010, trên đỉnh núi Ðá Chồng của khu du lịch tâm linh Ðền Sóc – Chùa Non thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tượng được đặt tại nơi tương truyền rằng sau khi dẹp xong giặc Ân, cậu bé làng Phù Ðổng đã cởi áo giáp, vẫy chào quê hương bay về trời.

 

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về Phù Đổng Thiên Vương. Qua đây các bạn cũng sẽ biết được Phù Đổng Thiên Vương là ai, tại sao lại có danh xưng này và một số thông tin liên quan trong sử sách!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !