Tác giả Chính Hữu: Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tác giả Chính Hữu chi tiết nhất nhé.

 

1. Tiểu sử

Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (năm 2000).

 

Tiểu sử hoạt động

 

Ông sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 tại Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trươcs cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ .

 

2. Sự nghiệp sáng tác

Chính Hữu bắt đầu sáng tác vào năm 1947, hầu như các tác phẩm của ông đều viết về người lính và chiến tranh. Thơ của ông tuy không nhiều nhưng lại có những bài đặc sắc, mang những cảm xúc dồn nén, sử dụng những ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

 

Các tác phẩm của ông để lại được dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bài thơ của ông là bài “Ngày về” (1947) – nói lên ý chí của người chiến sĩ Hà Nội quyết tâm trở về giành lại bình yên cho quê hương sau khi bị rơi vào tay thực dân Pháp. Tập thơ chính của ông là tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1969), bài thơ “Đồng chí” nằm trong tập thơ này và được sáng tác vào năm 1948. Ra đời trong bối cảnh đất nước mới độc lập được vài năm, bài thơ là một trong những thành công vang dội nhất của thơ ca kháng chiến. Tác phẩm đã gợi ra những phương thức khai thác chất thơ và vẻ đẹp của người lính trong cuộc sống chiến đấu. Bài thơ đã được nhạc sĩ Quốc Minh phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí”. Chính Hữu đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần hai vào năm 2000.

 

Phong cách sáng tác của Chính Hữu: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc. Thơ Chính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang. 

 

3. Các tác phẩm chính

 

  • Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966)

  •  

  • Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)

  •  

  • Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998)

  •  

  • Đồng chí

  •  

  • Đường ra mặt trận

  •  

  • Ngọn đèn đứng gác

  •  

  • Trang giấy học trò

 

4. Khái quát bài thơ đồng chí của tác giả Chính Hữu

 

Khái quát bài thơ đồng chí của tác giả Chính Hữu

 

“Đồng chí” sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

 

Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng. Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

 

Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen. Hình ảnh thơ là một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom. Chính những tình cảm đó đã tạo nên sự gắn bó thương yêu đoàn kết keo sơn của những người lính cách mạng.

 

Tình đồng chí là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời người lính. Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

 

Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn. Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm. Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

 

Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men… Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả.

 

5. Sơ đồ tư duy về tác giả Chính Hữu


 

tác giả chính hữu

Sơ đồ tư duy về tác giả Chính Hữu

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tác giả Chính Hữu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !