Sao Thiên Lang còn có tên gọi là gì, tìm hiểu về sao Thiên Lang
“Nếu bạn yêu thích khoa học, đam mê tìm hiểu những chòm sao thì không nên bỏ qua bài viết này nhé. Trong bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn biết các thông tin về sao Thiên Lang cũng như sao Thiên Lang còn có tên gọi là gì nhé!”
Sao Thiên Lang gọi tên khác là gì?
Sao thiên lang hay còn có tên gọi là Thiên Lang tinh, tên tiếng Anh là Sirius, là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời với độ sáng biểu kiến là -1,46. Độ sáng này cao gấp 2 lần so với Canopus, ngôi sao đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những ngôi sao sáng nhất.
Cái tên sao Thiên Lang (sói trời) xuất phát từ hình dáng trông giống như một chú khuyển khổng lồ nằm giữa bầu trời của nó.
Sirius nằm trong chòm sao Canis Major (Con Chó Lớn) nên nó còn được nhiều người gọi với cái tên “Dog Star” (sao con chó).
Thông tin cơ bản về sao Thiên Lang
Cái tên Sirius được đặt bởi những người Hy Lạp cổ đại Σείριος. Ngôi sao có ký hiệu Bayer α Canis Majoris (α CMa, hay Alpha Canis Majoris). Chúng ta có thể nhìn thấy nó như một ngôi sao nhưng thực chất nó là 1 hệ thống sao kép, bao gồm một sao chính màu trắng thuộc loại quang phổ A1V, gọi là Sirius A và một sao lùn trắng mờ thuộc loại quang phổ DA2, gọi là Sirius B.
Trong tiếng Việt, Sirius được gọi là Thiên Lang (sói trời) do nó nằm trong chòm sao Đại Khuyển mang hình dáng một con chó lớn.
Hình ảnh của sao Thiên Lang trong trời đêm
Sirius là một ngôi sao rất sáng bởi cả độ sáng lẫn khoảng cách của nó tới Trái Đất. Ngôi sao này cách Trái Đất chỉ 2,6 parsec (tương đương với 8,6 năm ánh sáng). Hệ thống sao Sirius là một trong những ngôi sao hàng xóm rất gần với hành tinh chúng ta. Sirius A lớn gấp 2 lần Mặt Trời và có cấp sao tuyệt đối là 1,42. Có độ sáng gấp 25 lần Mặt Trời nhưng có độ sáng yếu hơn một số ngôi sao khác, ví dụ như Canopus hay Rigel. Hệ thống sao Sirius đã được hình thành từ cách đây 200 đến 300 triệu năm. Lớn hơn Sirius A, Sirius B đã tiêu thụ hết nhiên liệu của nó để biến thành một sao khổng lồ đỏ, và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng, chỉ còn lại một phần lõi rất nóng, lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng tại thời điểm cách đây 120 triệu năm về trước.
Vị trí của sao Thiên Lang (hình minh họa)
Sao Thiên Lang chỉ cách Trái đất 8,6 năm ánh sáng, một khoảng cách khá gần. Vì vậy, nếu đủ các điều kiện, chúng ta có thể quan sát sao Thiên Lang bằng mắt thường từ Trái đất vào cả vào ban ngày.
Sao Sirius B là một ngôi sao lùn trắng tại thời điểm cách đây 120 triệu năm. Trước đó, nó là một sao khổng lồ đỏ do đã tiêu thụ hết nhiên liệu của nó và sau đó bị mất đi phần lớn các vật chất các lớp ngoài cùng. Sao Sirius A lớn gấp 2 lần Mặt Trời và có độ sáng gấp 25 lần Mặt trời.
Sao Thiên Lang là ngôi sao xuất hiện nhiều thứ 2 trong các truyện cổ tích và phong tục của các quốc gia trên thế giới, chỉ sau Mặt trời.
Sirius có thể quan sát được cả vào ban ngày bằng mắt thường nếu có đủ các điều kiện. Lý tưởng là bầu trời cực kỳ trong, người quan sát phải ở vị trí cao, ngôi sao nằm ở ngay trên đỉnh đầu còn Mặt Trời nằm ở gần đường chân trời.
Một số hình ảnh về sao Thiên Lang
Hình ảnh về sao Thiên Lang
Sao Thiên Lang từ góc nhìn vũ trụ
Hình ảnh Sao Thiên Lang trên trời đêm
Chòm sao Thiên Lang (hình ảnh minh họa)
Vị trí mô tả chòm sao Thiên Lang
Sao Thiên Lang và những ngôi sao khác
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản và một số hình ảnh sưu tầm được của sao Thiên Lang. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức khoa học bổ ích nhé!