Trạng Ngữ là gì, khái niệm, ý nghĩa và ví dụ về trạng ngữ

Một câu văn bất kỳ ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ thì còn một thành phần quan trọng nữa đó là trạng ngữ. Tuy là thành phần phụ nhưng trạng ngữ giúp người đọc thấu hiểu được chính xác ngữ cảnh, tình huống vì thế cũng cần được tìm hiểu kỹ càng.Ở bài viết này hãy cùng studytienganh xem trạng ngữ là gì, những dấu hiệu nhận biết cũng như phân loại của nó nhé!

1. Trạng ngữ là gì

Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu dùng có tác dụng để giải thích, làm rõ cho chủ ngữ, vị ngữ và ý nghĩa của câu. 

 

Trạng ngữ thông thường là các từ để chỉ nơi chốn, cách thức, mục đích, thời gian,..... từ đó giải thích rõ ràng tình huống, nguyên nhân, kết quả xảy ra trong câu được nói đến. Trạng ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc một cụm chủ vị đầy đủ.

 

2. Ý nghĩa tác dụng của trạng ngữ

 

- Giải thích rõ ràng về thời gian, địa điểm,..... hãy các tình huống xảy ra trong thực tế của câu chuyện, giúp người đọc dễ hiểu ý nghĩa câu nói.

 

- Tránh những mơ hồ, hiểu lệch, hiểu phiến diện về nghĩa khi chỉ có chủ ngữ và vị ngữ

 

- Giúp người truyền đạt thể hiện đầy đủ nội thông, thông điệp muốn truyền tải.

 

trạng ngữ là gì

Tìm hiểu cách định nghĩa về trạng ngữ

 

2. Ví dụ về trạng ngữ trong câu

 

Một số ví dụ về các trạng ngữ và ý nghĩa của chúng:

 

  • Mùa thu, lá vàng rơi khắp cả sân trường của tôi.

  • Trạng ngữ: Mùa thu  - chỉ thời gian

  •  
  • Ở Hà Nội, tôi và mẹ đã đi ăn rất nhiều đồ ngon như: Bún chả, cốm, phở,....

  • Trạng ngữ: Ở Hà Nội - chỉ địa điểm

  •  
  • Vì trời mưa to nên tôi không đi học được

  • Trạng ngữ: Vì thời mưa to - chỉ nguyên nhân

  •  
  • Hôm qua anh ấy đã ăn hai chiếc kem một lúc

  • Trạng ngữ: Hôm qua - chỉ thời gian

  •  
  • Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

  • Trạng ngữ: Một ngày đầu năm - chỉ thời gian

  •  
  • Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

  • Trạng ngữ: Trong vòm lá - chỉ vị trí

  •  
  • Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

  • Trạng ngữ: Giữa cánh đồng - chỉ vị trí

  •  
  • Mùa thu, trên các con phố Hà Nội, mùi hoa sữa thơm ngào ngạt.

  • Trạng ngữ 1: Mùa thu - chỉ thời gian

  • Trạng ngữ 2: trên các con phố Hà Nội - chỉ địa điểm

  •  
  • Bằng đôi chân dài của mình, anh ấy đã đi rất nhanh đến đích

  • Trạng ngữ: Bằng đôi chân dài của mình - chỉ phương tiện

  •  
  • Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sẽ gặp Nhật Bản tại sân vận động Mỹ Đình chiều nay.

  • Trạng ngữ 1: tại sân vận động Mỹ Đình  - chỉ địa điểm

  • Trạng ngữ 2: chiều nay - chỉ thời gian

 

3.Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

 

Có một số dấu hiệu và cách thức để nhận biết trạng ngữ trong câu đơn giản như sau:

 

  • Thông thường thì trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu và cuối câu. Trạng ngữ chỉ địa điểm đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu có thể là giữa câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng ở đầu câu.

  •  

  • Trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu phẩy.

  •  

  • Nếu bỏ thành phần trạng ngữ câu vẫn có nghĩa không thay đổi.

  •  

  • Có thể xác định được trạng ngữ và loại trạng ngữ bằng các câu hỏi: Ở đâu, khi nào, bằng cách nào, Tại sao,....

 

trạng ngữ là gì

Dựa theo tác dụng của trạng ngữ để đặt câu hỏi tìm ra nó

 

4. Phân loại các loại trạng ngữ trong câu

 

Như đã đề cập ở trên, trạng ngữ để làm rõ nội dung của câu nói nên cũng bao gồm đa dạng các ý nghĩa như chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, nguyên nhân,....

Sau đây là các loại trạng ngữ phổ biến và quan trọng nhất:

 

  • Trạng ngữ chỉ thời gian.

Đây là loại trạng ngữ được sử dụng nhiều nhất nhằm chỉ rõ thời điểm tương đối hay chính xác xả ra sự việc được nhắc đến.

Thường trả lời cho các câu hỏi: Bao giờ, Khi nào,.....

 

Ví dụ: Lúc 11 giờ trưa nay, chúng tôi tan học.

 

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Là loại trạng ngữ chỉ vị trí, địa điểm, khu vực, …. liên quan đến nơi chốn xả ra vấn đề được đề cập đến.

Loại trạng ngữ này thường trả lời cho các câu hỏi: Ở đâu, nơi nào, nước nào....

 

Ví dụ: Ở đầu con hẻm nhỏ, bọn trẻ con đang nô đùa.

 

  • Trạng ngữ chỉ mục đích.

Đây là loại trạng từ chỉ rõ mục đích mong muốn của câu muốn truyền đạt, nhờ đó tránh được sự hiểu lầm.

Trạng ngữ mục đích trả lời cho các câu hỏi dạng: như thế nào, để làm gì, vì điều gì,....

 

Ví dụ: Anh ta làm điều ngốc nghếch đó vì muốn chứng tỏ bản thân.

 

  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Loại trạng ngữ đưa ra những lý do, nguyên nhân của sự việc trong câu nói.

Thường trả lời cho câu hỏi: Vì sao, Do đâu, Lý do là gì,....

 

Ví dụ: Vì cô ấy đi quá lâu, nên tôi đã bị muộn học.

 

  • Trạng ngữ chỉ cách thức.

Là trạng ngữ chỉ phương pháp, cách làm, cách phát sinh vấn đề được nhắc đến.

Ví dụ: Bằng sự vui vẻ, cô ấy đã đến thăm người gây ra tai nạn cho mình.

 

Bạn đã nắm được trạng ngữ là gì chưa? Những kiến thức trên đây hy vọng giúp người người học hiểu rõ thành phần phụ này trong câu. Hãy truy cập studytienganh và cùng cộng đồng những người yêu kiến thức học tập mỗi ngày bạn nhé!




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !