Phương thức biểu đạt: Khái niệm, phân loại và ví dụ

Có lẽ các bạn đã không còn thấy xa lạ gì khi nhắc tới các phương thức biểu đạt rồi đúng không. Đây là một khái niệm rất quen thuộc trong văn học. Vậy phương thức biểu đạt là gì và có dấu hiệu nhận biết ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Studytienganh nhé. 

 

1. Phương thức biểu đạt là gì, khái niệm các phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt chính là cách mà người viết truyền tải những thông tin và thông điệp đến người đọc. Qua đó thể hiện và bày tỏ những tình cảm và tâm tư, suy nghĩ của chính mình với những đối tượng đang đọc tác phẩm đó. 

 

Nói cách khác, phương thức biểu đạt chính là cách truyền tải thông tin đến người khác. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng, phương thức biểu đạt giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, bởi ai trong trong chúng ta đều muốn người khác hiểu đúng và đầy đủ những suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình. 

 

 

các phương thức biểu đạt

 

2. Có bao nhiêu phương thức biểu đạt và cách nhận biết giữa chúng

Có tổng cộng 6 loại phương thức biểu đạt mà các bạn cần phải phân biệt được đó là:

  • Phương thức biểu đạt tự sự và ví dụ

  • Phương thức biểu đạt miêu tả và ví dụ

  • Phương thức biểu đạt thuyết minh và ví dụ

  • Phương thức biểu đạt biểu cảm và ví dụ

  • Phương thức biểu đạt nghị luận và ví dụ

  • Phương thức biểu đạt hành chính - công vụ và ví dụ

 

các phương thức biểu đạt

Các phương thức biểu đạt thường gặp trong văn học

 

3. Ví dụ về các phương thức biểu đạt 

Để dễ dàng phân biệt và hiểu rõ về những phương thức này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các phương thức biểu đạt và nêu lên các ví dụ nhé. 

 

Phương thức biểu đạt tự sự và những ví dụ

Đây là phương thức trình bày các sự vật, sự việc và sự kiện tạo nên một mạch chuyện cụ thể mà không quan tâm đến quan điểm và thái độ của độc giả. Hoặc cũng có thể kể lại một câu chuyện có diễn biến liên quan đến nhau để khơi gợi về một nhân vật và vấn đề có ý nghĩa với người đọc. 

 

Dấu hiệu nhận biết như sau: có cốt truyện cụ thể, có chủ đề, tư tưởng rõ ràng và đầy đủ, có nhân vật tự sự, có sự kiện xảy ra theo từng diễn biến có ngôi kể thích hợp. 

 

Các thể loại thường gặp: bản tin báo chí hay văn bản tiểu thuyết, bản tường thuật tường trình hay thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học. 

 

 

các phương thức biểu đạt

Kể chuyện - Phương thức biểu đạt tự sự thường gặp

 

Phương thức biểu đạt miêu tả và ví dụ

Với phương thức này, chúng ta sẽ sử dụng một số những từ ngữ, hình ảnh nhằm giúp cho người đọc liên tưởng được sự vật, hiện tượng được nói đến hoặc đang xảy ra một cách chân thực và sinh động nhất sao cho người đọc có thể hình dung rõ nét về một thế giới nội tâm của nhân vật. 

 

Ví dụ: Văn tả người, tả phong cảnh, bút ký hay là thơ là những thể loại thường xuất hiện phương thức miêu tả này.

 

Phương thức biểu đạt biểu cảm và ví dụ

Nhận biết hình thức này bằng cách nhìn vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ và tình cảm của sự vật được nhắc đến trong câu. 

 

Ví dụ: nhận thấy rõ ràng nhất là trong các thể loại văn bản như thơ, truyện, vè,...

 

 

các phương thức biểu đạt

Thơ là phương thức biểu đạt biểu cảm - một trong các phương thức biểu đạt thường gặp

 

Phương thức biểu đạt thuyết minh và ví dụ 

Nói một cách dễ hiểu thì đây là cách chúng ta cung cấp, giảng giải và giới thiệu những kiến thức về một sự vật đồ vật, hiện tượng, nhân vật lịch sử nào đó mà con người chúng ta chưa biết. Từ đó chúng ta sẽ mở rộng tri thức và vốn hiểu biết của chúng ta.

 

Ví dụ: Văn thuyết minh về con vật, địa điểm du lịch và vấn đề khoa học nào đó. 

 

Phương thức biểu đạt nghị luận và ví dụ

Mục đích chính của việc sử dụng phương thức biểu đạt này là để đưa ra ý kiến, đánh giá hay bàn luận về một sự vật hay sự việc nào đó. Thông qua việc sử dụng những dẫn chứng, luận điểm hay luận cứ để bày tỏ những quan điểm cá nhân để dẫn dắt người đọc đồng tình theo quan điểm của mình. Một trong những đặc điểm của văn bản nghị luận là có luận điểm, quan điểm để chứng minh và giải thích thành một bài văn hoàn chỉnh. Có tính logic và có tính thời sự cao. 

 

Ví dụ: Một số bài văn nghị luận đó là bàn về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống. 

 

Phương thức biểu đạt hành chính - công vụ và ví dụ

Văn bản này chúng ta bắt gặp không ít trong đời sống nhưng lại thường rất ít khi được xuất hiện trong đề thi. Đây là hình thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa cơ quan với cơ quan hay giữa các quốc gia với nhau dựa trên cơ sở pháp lý. 

 

Ví dụ: Giấy xin phép nghỉ học, hợp đồng lao động, thư xin việc,...

 

​​các phương thức biểu đạt

Đơn xin nghỉ học sử dụng phương thức biểu đạt hành chính công vụ. 

 

4. Kết luận

Bài viết trên đây đã tổng hợp hết cho bạn những thông tin về các phương thức biểu đạt thường gặp trong văn học. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn có thể nắm được rõ đặc điểm của từng loại phương thức biểu đạt và chúc các bạn đạt được điểm cao trong các kỳ thi. 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !