Phản ứng hóa học từ fecl3 ra nacl? Cân bằng và bài tập
Phản ứng hóa học từ fecl3 ra nacl sẽ được studytienganh giới thiệu đến bạn ngay trong bài viết này. Hãy cùng xem các chất có trong phản ứng này cùng với những kiến thức thú vị xung quanh phản ứng hóa học quen thuộc này bạn nhé!
1.Phản ứng hóa học từ fecl3 ra nacl
Phản ứng hóa học từ Fecl3 ra Nacl là:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl |
Như vậy từ Fecl3 Sắt(III) chloride tinh thể màu vàng tác dụng với NaOH Natri hydroxide hay còn được gọi là xút ăn da tạo thành kết tủa nâu đỏ Sắt(III) hidroxit và muối Natri chloride NaCl.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng hóa học trên là:
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ |
Kết tủa vàng nâu trong phản ứng fecl3 ra nacl
2.Hiện tượng phản ứng và lưu ý khi thực hiện thí nghiệm
Phản ứng hóa học giữa FeCl3 và NaCl phản ứng dễ dàng trong điều kiện thường, ở nhiệt độ phòng, không sinh ra khí độc hại hay hiện tượng nguy hiểm, vì thế khi thực hiện thí nghiệm không có nhiều lưu ý đặc biệt.
Khi thực hiện nhỏ dung dịch FeCl3 vào trong ống nghiệm đã đựng sẵn dung dịch Natri hydroxide NaOH. Màu vàng nâu ban đầu của dung dịch FeCl3 Sắt III clorua nhạt dần, từ từ bạn sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ chính là Fe(OH)3 Sắt (III) hidroxit.
Phản ứng hóa học từ fecl3 ra nacl thực hiện ở nhiệt độ thường
3.Một số bài tập liên quan
Cùng làm một số bài tập trắc nghiệm nhanh liên quan đến phản ứng hóa học từ fecl3 ra nacl để ghi nhớ lâu hơn các kiến thức về phản ứng hóa học thường gặp này.
Câu 1. Khi thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch Sắt(III) chloride FeCl2 ta thấy hiện tượng gì:
A. Xuất hiện chất kết tủa màu nâu đỏ
B. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng xanh
C. Ban đầu xuất hiện màu nâu đỏ rồi dần dần chuyển sang màu trắng xanh
D. Ban đầu xuất hiện màu trắng xanh rồi dần dần chuyển sang màu nâu đỏ
Câu 2. Tròn số các chất sau, chất nào phản ứng được với dung dịch NaOH sau đó tạo thành kết tủa nâu đỏ:
A. CuSO4.
B. FeCl3.
C. MgCl2.
D. Fe(NO3)2.
Câu 3. Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1: Nhúng một thanh Sắt Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng một thanh Kẽm Zn vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Nhúng một thanh Đồng Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho một thanh Sắt Fe tiếp xúc với thanh Đồng Cu sau đó nhúng vào dung dịch HCl
Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 4 . Nung nóng 6,3 gam Sắt (Fe) bên ngoài không khí, sau một thời gian nhất định thu được n gam hỗn hợp X bao gồm Fe, Fe2O3, FeO và Fe3O4. Cho hỗn hợp này phản ứng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thì thu được 2,1 lít khí SO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính n?
A. 9 gam
B. 15 gam
C. 7,5 gam
D. 18 gam
Câu 5. Cặp dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với Sắt?
A. HCl. và CuSO4
B. HCl và CaCl2.
C. ZnCl2 và CuSO4.
D. FeCl3 và MgCl2
Đáp án:
Câu 1: D
Ban đầu phản ứng tạo ra Fe(OH)2 màu trắng xanh sau đó Fe(OH)2 bị oxi hóa tạo ra Fe(OH)3 màu nâu đỏ
Câu 2: B
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl
Fe(OH)3↓: là chất kết tủa màu nâu đỏ
Câu 3: B
Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 4
Câu 4: C
Ta có, nSO2 = 0,09375 mol nFe = 0,1125 mol
Quy đổi hỗn hỗn hợp X về thành 2 nguyên tố O và Fe
Quá trình nhường:
Fe0 → Fe+3 + 3e
Quá trình nhận e:
O0 + 2e → O-2
S+6 + 2e → S+4
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
0,3375 = 2x + 0,1875 => x = 0,075
Mặt khác ta có ban đầu 6,3g sắt: nên: n= 6,3 + 0,075 *16 = 7,5 (gam).
Câu 5: A
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
Như vậy bạn đã biết rõ về phản ứng fecl3 ra nacl mà studytienganh vừa chia sẻ trên đây. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn giải quyết nhiều bài tập có liên quan và tự tin về phương trình này trong môn hóa học.