Văn nghị luận: Khái niệm và các bước làm bài văn nghị luận xã hội
Văn nghị luận là một dạng văn mà chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng để lập luận chỉ ra các luận điểm nhằm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn. Bài viết dưới đây Studytienganh sẽ cho bạn hiểu rõ về văn nghị luận là gì và hướng dẫn các bước làm văn.
1. Văn nghị luận là gì, đặc điểm của nó
Văn nghị luận là dạng văn được tạo ra từ phương thức lập luận. Văn nghị luận là một sản phẩm của lối tư duy logic. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết nhằm có thể phân tích kỹ càng. Để thông qua đó mới có thể lập luận một cách chính xác và thuyết phục.
Hướng dẫn những cách làm bài nghị luận xã hội hay
2. Nghị luận xã hội có mấy dạng
Văn nghị luận xã hội thông thường được chia thành 3 dạng:
a. Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí trong cuộc sống
Văn nghị luận về tư tưởng đạo lí là phương thức sử dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đạo đức; tư tưởng; lối sống;… của con người trong xã hội.
b. Nghị luận xã hội về hiện tượng trong đời sống hàng ngày
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là lí luận về một hiện tượng hiện đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, có sức ảnh hưởng đến nhiều người. Qua đó nói lên mặt tích cực cũng như tiêu cực của vấn đề cho mọi người nhìn nhận. Ngoài ra còn phải nắm rõ văn nghị luận là gì.
c. Nghị luận xã hội về một vấn đề nào đó được đặt ra trong các tác phẩm văn học
Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng đề tổng hợp nâng cao. Chính vì thế, để giải quyết được vấn đề này, bạn vừa phải có kiến thức chắc chắn về tác phẩm văn học, vừa phải có vốn hiểu sâu về trí thức đời sống xã hội.
Tìm hiểu sâu về văn nghị luận
3. Các dạng đề nghị luận xã hội
Trong văn học, đề nghị luận xã hội chia thành hai kiểu bài: Nghị luận về tư tưởng đạo lý (rõ hơn là bàn luận về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo đức, lối sống, hay cung cách ứng xử) và nghị luận về hiện tượng đời sống (bàn luận về những hiện tượng, hay sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống hàng ngày, mang tính cấp thiết, có ảnh hưởng đến cuộc sống).
Tuỳ theo từng dạng đề bài, sẽ có nhiều cách để triển khai khác nhau.
4. Các bước làm bài văn nghị luận chi tiết (Bố cục)
Để có thể thực hiện tốt một bài văn nghị luận, cần lưu ý các bước:
a. Tìm hiểu đề: đầu tiên cần đọc ĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài. Sau đó xác định thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý khác nhau
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: đặt câu hỏi với những vấn đề xoay quanh tác phẩm, tác giả, bút pháp nghệ thuật và nội dung bài viết.
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào phân tích những hình ảnh, từ ngữ, lớp nghĩa của tác phẩm.
Cấu trúc hoàn chỉnh của bài văn nghị luận
c. Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu sơ lược tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí). Sau đó trích dẫn bài thơ, đoạn thơ.
- Thân bài: phân tích nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ và bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
- Kết bài: Đánh giá nghệ thuật và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả, sau đó nêu cảm nghĩ.
5. Một số bài văn nghị luận xã hội mẫu (Sưu Tầm)
Trong cuộc sống, có nhiều người xuất hiện và ra đi khỏi cuộc đời bạn. Nhưng chỉ có người bạn thật sự mới có thể để lại ấn tượng sâu sắc trong tim bạn. Thật vậy, tình cảm bạn bè giúp chúng ta nhận ra cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa. Một tình bạn chân thành chắc chắn sẽ mang cho ta nhiều niềm vui và động lực cho cuộc sống. Có đôi lúc cảm thấy trống vắng và mất phương hướng, khi đó một cái nắm tay siết chặt của tình bạn sẽ giúp ta vơi đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng. Thật may mắn cho ai có được người bạn thật sự của mình ở trong cái xã hội mà hiện nay chỉ toàn lối sống giả tạo. Bởi tình bạn luôn được coi là tình cảm thiêng liêng ai cũng mong muốn có được.
6. Lời kết
Chắc hẳn khi đọc xong bài viết này, bạn đã phần nào nắm rõ được văn nghị luận là gì cũng như biết được các bước làm đầy đủ. Hãy chia sẻ bài viết này đến cho bạn bè người thân, để họ có thể đọc và tham khảo những kiến thức bổ ích mà Studytienganh tổng hợp.