Dung kháng của tụ điện: Công thức tính Định nghĩa
Dung kháng của tụ điện là một khái niệm cần thiết. Bởi nó xuất hiện cực kỳ nhiều trong vật lý cơ bản, vật lý đại cương, chuyên ngành điện tử và các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta. Bài viết hôm nay studytienganh sẽ đồng hành cùng bạn đi tìm hiểu về dung kháng của tụ điện nhé!
1. Công thức tính dung kháng của tụ điện là
Dung kháng của tụ điện được xây dựng công thức như sau:
Zc = 1/wc = 1/2 πfc |
Trong đó: W chính là tần số góc của dòng điện
f là tần số của dòng điện
c chính là điện dung của dòng điện
Nhìn vào công thức chúng ta có thể thấy, nếu là dòng điện một chiều thì tần số góc w sẽ bằng 0 khi đó 1/wc sẽ bằng ∞. Điều đó có nghĩa là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu định nghĩa về dung kháng ở mục sau.
2. Dung kháng của tụ điện là gì?
Dung kháng của tụ điện chính là đại lượng dùng để đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của một tụ điện. |
Mục đích sử dụng của tụ điện chính là để hạn dòng ở trong các thiết bị điện tử. Đảm bảo cho dòng điện chạy qua phù hợp với các linh kiện khác trong mạch điện.
Giá trị dung kháng ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất mạch điện
Từ công thức từ phần trước chúng ta có thể thấy. Công thức trên nếu áp dụng vào dòng điện một chiều có W = 0 hay tần số f = 0 thì dùng kháng Zc sẽ đạt giá trị ∞. Có nghĩa là tụ điện sẽ không cho dòng điện một chiều chạy qua.
Như vậy có thể kết luận rằng tụ điện chính là linh kiện chỉ cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua và ngăn cản dòng điện một chiều. Đồng thời có khả năng hạn dòng đối với dòng điện xoay chiều. Dung kháng càng lớn thì độ cản trở dòng điện càng cao và ngược lại. Thật là thú vị phải không nào!
3. Dung kháng phụ thuộc vào những đại lượng nào
Dung kháng phụ thuộc vào 2 yếu tố. Đó chính là điện dung C và tần số dòng điện f.
Điện dung C chính là đại lượng đi liền với từng tụ điện. Các loại tụ điện khác nhau sẽ có điện dung khác nhau. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại tụ điện như tụ gốm, tụ mica, tụ giấy với nhiều mục đích cụ thể khác nhau. Thông thường điện dung của các tụ điện sẽ không thay đổi được.
Trên thị trường có bán rất nhiều loại tụ điện
Tuy nhiên, bằng những tiến bộ trong công nghệ bán dẫn con người đã tạo ra những linh kiện như Varicap hay còn được gọi là diode biến đổi điện dung. Loại linh kiện điện tử này được chế tạo đặc biệt để có thể hoạt động như một tụ điện có khả năng biến đổi điện dung.
Tần số f của dòng điện chính là tham số tỷ lệ nghịch với dung kháng của dòng điện. Tần số của dòng điện càng nhỏ thì dung kháng càng lớn, đồng nghĩa với việc dòng điện chạy qua mạch càng nhỏ. Mối liên hệ giữa điện dung và tần số f thường được ứng dụng làm mạch lọc RC để lọc lấy tín hiệu cần thiết.
Cấu tạo của một loại tụ điện
Nắm bắt tốt các kiến thức về dung kháng của tụ điện sẽ giúp ích cho bạn trong việc học tốt các môn vật lý. Cũng như hình thành kiến thức cơ bản, quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị điện tử trong nhà lúc xảy ra hư hỏng
Trên đây là những kiến thức cơ bản về dung kháng và các đại lượng có liên quan đến dung kháng của tụ điện. Hy vọng bài viết trên đã thực sự cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất cứ góp ý hay thắc mắc nào, xin hãy để lại bình luận ở phía dưới! Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!